Ngũ hành tương sinh, tương khắc

Coo Danh Nguyen

Trong phong thủy từ xưa đến nay thì các quan hệ ngũ hành tương sinh " >ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy ngũ hành tương sinh, tương khắc là gì? Quy luật âm dương ngũ hành là gì? Cùng xem bài viết sau để có lời giải đáp nhé.

Âm dương ngũ hành là gì?

Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa, lần đầu tiên được tìm thấy trong sách “Quốc ngữ”. Theo đó, tài liệu này nhìn nhận rằng tất cả vật chất trong vũ trụ đều mang hai dạng năng lượng: Âm và Dương. Dương khí đại điện cho nguồn năng lượng nóng (nhiệt tình, hân hoan, phấn kích, mạnh mẽ…), âm khí đại diện cho nguồn năng lượng lạnh (lãnh đạm, buồn bã, yếu đuối…). Sự tác động qua lại giữa hai nguồn năng lượng này duy trì trạng thái cân bằng của vạn vật trong vũ trụ.

Âm dương ngũ hành là gì?
Âm dương ngũ hành là gì?

Việc vận dụng thuyết Âm Dương vào trong đời sống đánh dấu một bước phát triển mới trong tư duy nhân loại của khoa học phương Đông, nhằm giải thoát con người khỏi sự khống chế của khái niệm thượng đề, quỷ thần. Vì vậy, việc thấu đạt học thuyết Âm Dương Ngũ Thần là điều kiện tiên quyết để lỹ giải màu sắc của triết học phương Đông.

Ngày nay, thuyết Âm Dương Ngũ Hành đã đi vào đời sống dân gian, trở thành kim chỉ nam trong tín ngưỡng và văn hóa của người Á châu, trong đó có Việt Nam. Việc vận dụng tốt Âm Dương Ngũ Hành vào các hoạt động của đời sống như xây nhà, cưới hỏi, mua bán…đem đến nhiều lợi ích thiết thực cho người dân.

Ngũ Hành là gì?

Ngũ hành bao gồm 5 yếu tố cơ bản nhất tồn tại trong vũ trụ đó là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ, tương ứng với kim loại, cây, nước, lửa và đất. Theo đó, quá trình mọi vạn vật sinh ra, tồn tại, phát triển đều dựa trên 5 trạng thái này. Cho đến bây giờ, ngũ hành vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự vận động, phát triển của đời sống con người.

Đây chính là quy ước chung để xác định, xem xét các mối tương quan của sự vật trong vũ trụ, không mang ý nghĩa vật chất. Ngũ hành bao gồm 3 đặc tính quan trọng sau:

+ Lưu hành: Mọi vật chất đều tồn tại, chuyển động trong không gian, thời gian như việc lửa sẽ đốt cháy mọi thứ khi xuất hiện.

+ Luân chuyển: Mọi vật chất trong vũ trụ đều có sự vận động, phát triển không ngừng như việc con người được sinh ra, dần lớn lên, trưởng thành theo thời gian.

+ Biến đổi: Mọi vật có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác để liên tục tồn tại như lửa đốt mộc thành tro, mộc lớn lên bị cưa đổ để làm giấy, …

Cũng theo quan niệm của phương Đông, ngũ hành tồn tại và được ứng dụng trong tất cả phương diện của cuộc sống. Từ con số, màu sắc, bộ phận cơ thể,…cho đến các mùa trong năm. Thậm chí, khi mua đất hay mua nhà cũng cần phải xem xét phương diện này.

Quy luật ngũ hành tương sinh

Quy luật ngũ hành tương sinh
Quy luật ngũ hành tương sinh

Ngũ hành tương sinh là quy luật mà các yếu tố ngũ hành tương đồng hỗ trợ và thúc đẩy nhau phát triển. Điều này tạo ra một chu trình đầy đủ và liên kết giữa Mộc - Hoả - Thổ - Kim - Thuỷ. Sự tương sinh này mang lại lợi ích lớn cho các yếu tố tương ứng, giúp con người đạt được sự thành công, may mắn, bình an và tài lộc trong cuộc sống.

Cũng theo đó, quy luật tương sinh là sự kết nối chặt chẽ giữa Đất và Trời, không thể tách rời.

Quy luật tương sinh có thể áp dụng để giải thích hiện tượng tự nhiên và sự biến đổi của ngũ hành như sau:

  • Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.
  • Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.
  • Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.
  • Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.
  • Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.

Quy luật ngũ hành tương khắc

Tương khắc là sự áp chế, sát phạt cản trở sinh trưởng, phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong, hủy diệt. Trong quy luật ngũ hành tương khắc bao gồm hai mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc. Nguyên lí của quy luật tương khắc là:

  • Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa
  • Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại
  • Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
  • Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
  • Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.

Có thể nói rằng, tương sinh và tương khắc là hai quy luật luôn tôn tại song hành với nhau, có tác dụng duy trì sự cân bằng trong vũ trụ. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại.

Ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Do đó, sinh - khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời.

Quy luật ngũ hành tương khắc
Quy luật ngũ hành tương khắc

Ngũ hành phản sinh và ngũ hành phản khắc

Ngũ hành phản sinh

Tương sinh là quy luật phát triển của ngũ hành, tuy nhiên sinh nhiều quá đôi khi trở thành tai hại. Cũng giống như cây củi khô là nguyên liệu đốt để tạo ra lửa, thế nhưng nếu quá nhiều cây khô sẽ tạo nên một đám cháy lớn, gây nguy hại đến tài sản và tính mạng của con người. Đó là nguyên do tồn tại quy luật phản sinh trong ngũ hành.

  • Hỏa sinh Thổ: Nếu lửa quá lớn đốt cháy tất cả mọi thứ sẽ khiến đất đai biến dạng trở thành than.
  • Thổ sinh Kim: Kim loại vốn tồn tại trong đất nhưng nếu quá nhiều đất sẽ vùi lấp mất kim và không bao giờ được tìm thấy.
  • Kim sinh Thủy: Kim loại bị nung nóng quá nhiều sẽ khiến nước bị vẩn đục và nhanh chóng chuyển sang thể rắn mới.
  • Thủy sinh Mộc: Nước cung cấp sự sống cho cây cối nhưng nếu nước quá nhiều sẽ khiến cây bị úng nước, dễ chết hoặc bị cuốn đi do bão lũ.
  • Mộc sinh Hỏa: Cây củi khô bốc cháy dữ dội gây nên hỏa hoạn, tai ương cho vạn vật và con người.

Ngũ hành phản khắc

Tương khắc tồn tại hai mối quan hệ: cái khắc nó và cái nó khắc. Tuy nhiên khi cái nó khắc có nội lực quá lớn sẽ khiến cho nó bị tổn thương, không còn khả năng khắc hành khác nữa thì đây được gọi là quy luật phản khắc.

  • Kim khắc Mộc: Kim loại rèn thành cưa rìu chặt đổ cây nhưng qua thời gian và tần suất liên tục sẽ bị mài mòn dẫn đến gãy.
  • Mộc khắc Thổ: Cây cối hút dinh dưỡng trong đất để sinh sôi nhưng nếu đất đá bị sạt lở, quá nhiều sẽ vùi lấp khiến cây chết.
  • Thổ khắc Thủy: Đất hút cạn nguồn nước tuy nhiên nếu nước quá mạnh, lũ lụt sẽ làm sạt lở và bào mòn đất.
  • Thủy khắc Hỏa: Nước có thể dập tắt lửa nhưng nếu lửa cháy quá lớn sẽ khiến nước bốc hơi, cạn kiệt.
  • Hỏa khắc Kim: Lửa khiến kim loại bị nung chảy nhưng nếu quá nhiều kim loại khi chảy ra sẽ thành thủy dập tắt lửa.

Có thể nói rằng, ngũ hành không chỉ tồn tại các quy luật tương sinh, tương khắc mà còn có cả trường hợp phản sinh, phản khắc xảy ra. Biết rõ được các mối quan hệ đó sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát, tổng quan và tinh tế hơn về sự vật, con người.

Luận giải ngũ hành tương sinh theo mệnh

Ngũ hành tương sinh mệnh Kim

Ngũ hành tương sinh mệnh Kim
Ngũ hành tương sinh mệnh Kim

Người mệnh Kim sinh vào các năm như: Nhâm Dần 1962, Quý Mão 1963, Canh Tuất 1970, Tân Hợi 1971, Giáp Tý 1984, Ất Sửu 1985, Nhâm Thân 1992, Quý Dậu 1993, Canh Thìn 2000 và Tân Tỵ 2001. Theo ngũ hành tương sinh, Kim đại diện cho quyền lực, sức mạnh và sự chỉnh chu.

Tính cách nổi bật của người mệnh Kim là ngọt ngào, luôn lạc quan và yêu đời. Người mệnh này thông minh, năng động, lãnh đạo tài ba và vượt qua khó khăn, thách thức. Họ cố gắng hoàn thành và đạt mục tiêu mà họ đề ra.

Tuy nhiên, điểm yếu của người mệnh Kim là lo lắng và phiền muộn. Họ cũng có xu hướng bảo thủ, cứng nhắc và ít lắng nghe ý kiến của người khác.

Ngũ hành tương sinh mệnh Mộc

Người mệnh Mộc sinh vào các năm như: Mậu Tuất 1958, Kỷ Hợi 1959, Nhâm Tý 1972, Quý Sửu 1973, Canh Thân 1980, Tân Dậu 1981, Mậu Thìn 1988, Kỷ Tỵ 1989, Nhâm Ngọ 2002, Quý Mùi 2003... Người mệnh Mộc có tinh thần thông minh, năng động và sáng tạo. Họ giao tiếp tốt, có nhiều bạn bè và được yêu mến, giúp đỡ.

Tuy nhiên, điểm yếu của người mệnh Mộc là thiếu kiên nhẫn, dễ bộc phát cảm xúc và dễ nổi nóng. Điều này có thể làm khó cho họ trong việc đạt thành công trong công việc và cuộc sống.

Ngũ hành tương sinh mệnh Thủy

Người mệnh Thủy sinh vào các năm như: Bính Ngọ 1966, Đinh Mùi 1967, Giáp Dần 1974, Ất Mão 1975, Nhâm Tuất 1982, Quý Hợi 1983, Bính Tý 1996, Đinh Sửu 1997, Giáp Thân 2004, Ất Tuất 2005... Người mệnh Thủy thường giỏi giao tiếp, linh hoạt trong xử thế và được mọi người xung quanh tin tưởng và yêu mến. Họ sống đầy tình cảm, luôn lắng nghe và chia sẻ với người khác.

Tuy nhiên, người mệnh Thủy thường nhạy cảm và dễ mắc phải tình trạng đa sầu đa cảm.

Ngũ hành tương sinh mệnh Hoả

Ngũ hành tương sinh mệnh Hoả
Ngũ hành tương sinh mệnh Hoả

Người mệnh Hoả thường sinh vào các năm như: Giáp Tuất 1994, Ất Hợi 1995, Bính Thân 1956, Đinh Dậu 1957, Giáp Thìn 1964, Ất Tỵ 1965, Bính Dần 1986, Đinh Mão 1987, Mậu Ngọ 1978, Kỷ Mùi 1979... Tính cách của người mệnh Hoả đa dạng, có thể năng nổ, hoà đồng, và hoạt bát, nhưng đôi khi cũng có thể nóng nảy và khó gần gũi.

Ngoài ra, họ thường hành động hấp tấp, đánh giá cao sự chiến thắng, và có xu hướng mạo hiểm, điều này có thể đem lại những bất lợi cho bản thân.

Ngũ hành tương sinh mệnh Thổ

Người mệnh Thổ rơi vào các năm: Canh Tý 1960, Tân Sửu 1961, Mậu Thân 1968, Kỷ Dậu 1969, Bính Thìn 1976, Đinh Tỵ 1977, Canh Ngọ 1990, Tân Mùi 1991, Mậu Dần 1998, Kỷ Mão 1999... Người mệnh Thổ có tính cách mạnh mẽ, ý chí quyết tâm và sống rất tình cảm. Đặc biệt, họ luôn trung thành và sẵn sàng làm người bạn đồng hành tinh thần cho những người xung quanh.

Tuy nhiên, điểm yếu của người mệnh Thổ là họ ít nói, sống khép kín và có sự ngại giao tiếp. Điều này có thể làm đối tác cảm thấy nhàm chán và không tạo được một mối quan hệ mạnh mẽ.

Ứng dụng ngũ hành tương sinh, tương khắc trong đời sống

Ứng dụng ngũ hành tương sinh trong hôn nhân

Ứng dụng ngũ hành tương sinh trong hôn nhân
Ứng dụng ngũ hành tương sinh trong hôn nhân

Việc lựa chọn mệnh ngũ hành tương sinh trong hôn nhân rất quan trọng vì nó quyết định hạnh phúc lâu dài của một cặp vợ chồng. Nếu hai người có sự tương hợp về mệnh số, hôn nhân của họ sẽ mang lại hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp. Ngược lại, nếu không hợp mệnh, hôn nhân có thể gặp phải khó khăn và xung đột trong gia đình.

Chính vì vậy, trước khi tiến tới hôn nhân, người ta thường xem xét sự hợp tuổi giữa nam và nữ để biết liệu họ có phù hợp về mặt mệnh số và tuổi tác hay không. Sự hợp mệnh dựa trên nguyên tắc về sự sinh sôi và tương khắc của ngũ hành. Do đó, để tránh lãng phí thời gian và tình cảm trong một mối quan hệ không thể thành đạt, tốt nhất hãy xem xét sự hợp tuổi trước khi bắt đầu một mối quan hệ tình yêu.

Ứng dụng ngũ hành tương sinh xem hướng xây nhà

Ứng dụng ngũ hành xem hướng để xây dựng nhà phụ hợp với gia chủ:

  • Mệnh Mộc hợp với hướng Đông, Nam và Đông Nam.
  • Mệnh Kim hợp với hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam.
  • Mệnh Thủy hợp theo hướng Đông Nam, Bắc và Tây Bắc.
  • Mệnh Hỏa phù hợp nhất hướng chính Nam.
  • Mệnh Thổ hợp hướng Đông Bắc và Tây Nam.

Ứng dụng Ngũ Hành trong việc chọn cây cảnh

Ứng dụng Ngũ Hành trong việc chọn cây cảnh
Ứng dụng Ngũ Hành trong việc chọn cây cảnh

Việc chọn cây cảnh phù hợp giúp không gian sống gia đình trở nên hài hòa và thoải mái hơn. Tuy nhiên, nếu chọn cây phù hợp với mệnh của mình thì càng tốt.

  • Người thuộc hành Kim có thể chọn cây Bạch Mã Hoàng Tử, Lan Ý, Ngọc Ngân, Bạch Lan, Phát Tài,...
  • Người thuộc hành Thủy thích hợp với cây Phát Tài Búp Sen, Phát Lộc, Kim Tiền, Lan Ý,...
  • Người thuộc hành Hỏa có thể lựa chọn cây Trầu bà Đế Vương đỏ, đa Búp Đỏ, Vạn Lộc, Đuôi Công Tím,...
  • Người thuộc hành Thổ thường phù hợp với cây Lưỡi Hổ Vàng, Sen Đá Nâu, Lan Hồ Điệp, Ngũ Gia Bì,...
  • Người thuộc hành Mộc có thể chọn cây Ngọc Bích, Vạn Niên Thanh, Trường Sinh, Cau Tiểu Trâm,...

Việc lựa chọn những loại cây này sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho từng người dựa trên yếu tố ngũ hành của họ.

Bí quyết lựa chọn đất dựa vào ngũ hành

Nhờ có ngũ hành tương sinh và tương khác mà bạn cũng có thể lựa chọn mảnh đất tốt để xây nhà hoặc kinh doanh. Khi mua đất, mua nhà bạn nên lưu ý một vài điểm sau để lựa chọn được mảnh đất tốt.

+ Thứ nhất tránh ngũ hành tương khắc, phải dựa vào ngũ hành tương sinh để luận đoán mảnh đất đó.

+ Thứ hai tránh những mảnh đất hình tam giác nhọn ở phương Nam vì Phương Nam tượng trưng cho hỏa, tam giác nhọn cũng biểu trưng cho hỏa. Nếu hỏa gặp hỏa sẽ có điềm xấu, dễ dẫn đến kiện tụng.

+ Thứ ba lựa chọn được thế đất dáng tròn ở phương Tây là điều tốt. Phương Tây biểu trưng cho kim, kim gặp kim của hình tròn thì sẽ làm ăn phát đạt, của cải vào nhà như nước.

+ Thứ tư gia chủ muốn có con cái đuề huề thì lựa chọn thế đất dài ở phương Đông sẽ rất tốt.

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về Ngũ hành tương sinh, tương khắc. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.


Bài viết liên quan đến Ngũ hành tương sinh, tương khắc

ngũ hành tương sinh | âm dương ngũ hành| mệnh ngũ hành

Với thông tin phía trên Xemlicham hy vọng giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn ngũ hành tương sinh | âm dương ngũ hành| mệnh ngũ hành

(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

*** Tham khảo thêm các bói bài tarot hôm nay ***

loading data