Những nước nào trên thế giới ăn Tết theo lịch dương lịch
Ngày 1/1 được xem là ngày lễ chung của nhiều nước trên thế giới. Vậy, những nước nào trên thế giới ăn Tết theo lịch Dương lịch? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Những quốc gia ăn Tết Dương lịch trên thế giới?
Tết Dương lịch, còn được biết đến với cái tên Tết Tây hay Tết Quốc tế, là một ngày lễ diễn ra vào ngày 1/1 hàng năm, ngày đầu tiên trong năm theo lịch Gregorius cũng như lịch Julius. Đây được xem là một ngày lễ chung quan trọng của nhiều quốc gia thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới, là thời điểm mà người dân cùng nhau ăn mừng và hy vọng về một khởi đầu mới tốt đẹp.
Cùng điểm qua tên của những nước ăn Tết Dương lịch trên thế giới chia theo 6 khu vực chính:
- Châu Phi: Ghana, Nigeria, Rwanda, Nam Phi, Nam Sudan
- Châu Mỹ: Argentina, Brazil, Canada, Chile, Colombia, Costa Rica, Suriname, Trinidad và Tobago, Mỹ, Uruguay, Venezuela
- Châu Á: Bangladesh, Trung Quốc, Trung Á, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mông Cổ, Pakistan, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam
- Châu Âu: Albania, Áo, Bỉ, Bosnia và Herzegovina, Cộng hòa Séc, Slovakia, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ireland, Italia, Malta, Montenegro, Hà Lan, Bắc Macedonia, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Nga, Serbia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ukraine, Vương quốc Anh
- Trung Đông và Bắc Phi: Algeria, Ai Cập, Palestine và Israel, Lebanon và Syria, Maroc, Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE)
- Châu Đại Dương: Australia, Kiribati, New Zealand, Samoa
Những phong tục đón Tết Dương lịch của các nước trên thế giới
Mỗi đất nước, mỗi nền văn hóa lại có những phong tục đón Tết Dương lịch riêng và vô cùng đặc sắc.
Nhật Bản
Trong đêm giao thừa, người Nhật sẽ chào đón năm mới bằng một nghi thức có tên “Joya no kane”. Joya no kane là nghi thức truyền thống trong đêm giao thừa ở Nhật Bản. Truyền thống này bắt nguồn từ niềm tin của Phật giáo. Chuông được rung lên 108 lần ở tất cả đền chùa Phật giáo trên cả nước, mỗi hồi chuông đại diện cho một ham muốn trần tục hoặc tội lỗi của tôn giáo này.
Đan Mạch
Vào ngày đầu năm mới, người dân Đan Mạch có một phong tục kỳ lạ đó là: đập những chiếc đĩa. Khác với văn hoá Phương Đông cho rằng việc làm vỡ chén đĩa vào ngày đầu năm sẽ mang lại xui xẻo thì ở Đan Mạch, nhiều gia đình sẽ giữ lại những chiếc đĩa cũ của năm cho đến ngày 31/12 hàng năm. Sau đó họ sẽ mang chúng đến nhà bạn bè và người thân rồi đập bỏ trước cửa nhà. Và vào buổi sáng sớm ngày hôm sau, nhà nào có nhiều bát đĩa vỡ nhiều thì nhà đó sẽ gặp rất nhiều may mắn.
Scotland
Đêm trước ngày Tết dương lịch, mỗi gia đình người Scotland đều rải một ít tiền vàng ngay trước cửa nhà. Mặc dù không có người trông chừng, nhưng cả trộm cướp và người ăn xin khi nhìn thấy những đồng tiền này cũng không bao giờ nhặt lấy. Bởi vì theo phong tục ở đây, rải tiền vàng trước cửa vào trước đêm giao thừa, hôm sau khi năm mới đến, sớm tinh mơ vừa mở cửa liền nhìn thấy ngay tiền vàng sẽ mang lại nhiều tài lộc, ý nghĩa là "nhìn thấy phát tài".
Tây Ban Nha
Vào thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, ngoài việc uống rượu chúc mừng nhau thì người Tây Ban Nha còn có truyền thống ăn nho xanh, càng ăn nhanh càng tốt. Trong phong tục này, sẽ có 12 chùm nho tượng trưng cho 12 tháng và 12 điều ước cho từng tháng đó. Ngoài ra việc ăn hết 12 quả nho cũng thể hiện mong ước một năm mới ngọt ngào và suôn sẻ của người thực hiện.
Đức
Mười lăm phút trước giao thừa, người dân Đức sẽ ngồi yên trên ghế. Khi chuông đồng hồ điểm thời khắc năm mới đến, họ nhảy xuống khỏi ghế và ném một vật nặng ra phía sau. Ý nghĩa của hành động này là ném đi những tai họa, xui rủi của năm cũ và tiến vào năm mới.
Bên cạnh đó, người Đức còn để một giọt kim loại nóng chảy rơi vào nước lạnh và dựa vào hình dạng của nó để dự đoán những điều sẽ xảy ra trong năm mới.
Anh
Một ngày trước Tết Dương lịch, nhà nhà đều tất bật mua rượu đổ đầy các chai, hũ trong nhà, trong bếp thì chứa thật nhiều thịt. Người Anh cho rằng, nếu rượu thịt không dư dả, năm mới sẽ gặp khó khăn, nghèo khổ.
Ngoài ra, ở Anh còn lưu hành phong tục "lấy nước đầu năm mới". Mọi người đều tranh nhau đi lấy nước để được là người đầu tiên múc được gáo nước đầu tiên trong những giờ phút đầu tiên của năm mới. Theo quan niệm của người Anh, người múc được gáo nước đầu tiên sẽ là người may mắn suốt cả năm.
Vào đêm giao thừa, người Anh thường mang theo bánh ngọt và rượu đi thăm hỏi người thân, bạn bè, tuy nhiên, những người khách sẽ không gõ cửa mà đi thẳng vào bên trong. Khi đến làm khách ở nhà người Anh trong đêm giao thừa, trước khi mở đầu câu chuyện, việc đầu tiên bạn cần làm là đi đến lò sưởi cơi than đốt lò. Đây là việc làm thể hiện sự chúc phúc đối với chủ nhà với ý nghĩa "khai môn đại cát".
Pháp
Nhắc đến Pháp, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ đến ngay văn hóa thưởng thức rượu vang. Việc thưởng thức rượu vang không chỉ là một điều thường nhật trong cuộc sống hàng ngày của người Pháp mà còn là điều cực kỳ quan trọng trong lễ giao thừa.
Người Pháp bắt đầu uống rượu say sưa từ đêm giao thừa cho đến ngày 3/1 mới kết thúc. Người Pháp quan niệm, vào ngày tết phải uống cạn tất cả rượu mà họ có, làm như vậy thì trong năm mới sẽ được vạn sự như ý. Nếu như uống rượu vẫn còn, trong năm mới sẽ gặp nhiều điềm xui rủi.
Ngoài ra, trong ngày đầu năm mới người Pháp thường cùng nhau ra đường xem hướng gió để đoán thời vận trong năm. Nếu gió Nam thổi, báo hiệu một năm mưa thuận gió hòa, đây sẽ là một năm bình an và thời tiết thì nóng bức. Nếu gió Tây thổi, sẽ là một năm may mắn đối với nghề đánh cá và những người nuôi bò sữa. Nếu gió Đông thổi, cây trái sẽ bội thu, nhà nhà no ấm. Nếu gió Bắc thổi là điềm không tốt, đây sẽ là một năm mùa màng thất bát.
Phần Lan
Đất nước nổi tiếng với hệ thống giáo dục tốt hàng đầu thế giới lại có một phong tục đón giao thừa vô cùng độc đáo. Trong đêm giao thừa, người dân Phần Lan sẽ tìm một miếng thiếc nhỏ rồi nấu chảy, sau đó bỏ vào thùng nước. Hình dạng mà miếng thiếc đó tạo nên sau khi cho vào nước sẽ cho biết một số những dự đoán về tương lai của chủ nhân nó.
Ví dụ nếu mảnh tiếc thu được là hình trái tim thì đó là dấu hiệu của đám cưới, con thuyền là những chuyến du lịch. Còn nếu là hình con lợn có nghĩa gia đình sung túc đầy đủ cái ăn trong năm đó.
Hy Lạp
Theo truyền thống, một củ hành tây thường được treo trên cửa trước của các ngôi nhà ở Hy Lạp. Hình ảnh đó mang ý nghĩa là biểu tượng của sự tái sinh trong năm mới. Ngoài ra, vào ngày Tết, cha mẹ sẽ đánh thức con cái bằng cách dùng củ hành tây, gõ nhẹ vào đầu chúng.
Bulgari
Sau khi chuông đồng hồ báo mừng năm mới, mọi người trong gia đình cùng ngồi ăn chiếc bánh kem được làm đặc biệt cho đêm giao thừa. Người nào ăn phải đồng tiền được giấu trong bánh sẽ là người hạnh phúc trong năm mới.
Ngoài ra, khi dùng tiệc đầu măm mới, người nào hắt xì hơi đầu tiên sẽ được xem là người mang lại hạnh phúc cho chủ nhà trong năm. Chủ nhà sẽ tặng cho người này một con dê, bò hoặc ngựa con để cầu chúc và bày tỏ cảm ơn vì mang lại hạnh phúc cho gia đình họ.
Argentina
Nước được người Argentina xem là thứ "thánh khiết" nhất trong vạn vật. Do vậy, trong ngày Tết dương lịch, nhà nhà người người lũ lượt kéo nhau ra sông để "tắm mừng năm mới". Trước lúc xuống nước, người ta rải những cánh hoa tươi trên mặt sông. Sau đó, mọi người cùng cười vang và nhảy ùa xuống sông để tắm gội. Họ dùng những cánh hoa tươi chà sát lên thân thể để tẩy rửa những ô uế, xấu xa của năm cũ và cầu mong những điều tốt lành cho năm mới.
Hungary
Trong ngày tết dương lịch, người Hungary cấm kỵ ăn gia cầm và các loại cá. Giữa bạn bè thân thiết, người ta thường tặng cho nhau một chú heo con và bức tượng bằng sứ hình người lao công dọn ống khói để biểu thị lời chúc phúc tốt đẹp.
Bỉ
Vùng nông thôn ở Bỉ vẫn còn giữ một phong tục rất thú vị là "chúc tết vật nuôi". Vào buổi sáng sớm ngày tết dương lịch, việc làm đầu tiên là mọi người đi đến bên các con vật nuôi như bò, ngựa, dê, cừu, chó, mèo... và giả vờ như đang muốn thông báo đến chúng: "năm mới đến rồi, chúc vui vẻ".
Ai Cập
Người Ai Cập lấy nước sông Nile dâng cao nhất làm ngày bắt đầu năm mới, gọi là "năm mới nước lên". Tại một số địa phương của Ai Cập, vào ngày tết dương lịch, thường phải cúng các loại hạt thu hoạch được như hạt đậu tương (đậu nành), đậu cô-ve, hạt linh lăng tím và lúa mì....
Ngoài ra còn có mầm cây tươi của một số loài thực khác để tượng trưng cho sự sung túc, dư giả. Người Ai Cập quan niệm, cúng thần linh càng nhiều lễ vật, mùa màng trong năm mới sẽ thu hoạch càng nhiều.
Italia
Người Italia có một phong tục thú vị xuất phát từ thời Trung Cổ, họ cho rằng mặc đồ lót màu đỏ vào ngày đầu tiên của năm mới sẽ đem lại may mắn trong cả năm.
Ở Italia, không một ai ra ngoài đường trong đêm giao thừa vì khi chuông đồng hồ đánh 12 tiếng, mọi người sẽ vứt hết đồ đạc cũ, hư hỏng ra ngoài đường phố. Sở dĩ có phong tục như thế vì người Italia cho rằng nếu vứt hết đồ đạc cũ thì sang năm mới mình sẽ có được những đồ vật mới.
Mexico
Tại một số vùng miền ở Mexico khi năm mới đến có tục lệ cấm cười. Người dân ở những vùng này chia một năm thành 18 tháng, mỗi tháng có 20 ngày. Trong ngày cuối cùng của năm, tất cả mọi người đều không được phép cười đùa.
Brazil
Với người brazil, trong ngày tết dương lịch, mọi người tay cầm đuốc, lũ lượt trèo lên các ngọn núi cao. Họ tranh nhau tìm hái trái bu-lô vàng, một loại trái tượng trưng cho hạnh phúc. Chỉ có những người không ngại nguy hiểm, gian nan mới có thể tìm được loại quả quý hiếm này. Họ gọi đây là cuộc "tìm kiếm hạnh phúc".
"Tục kéo lỗ tai" cũng là phong tục khá độc đáo trong ngày tết Dương lịch ở vùng nông thôn Brazil. Mọi người khi gặp nhau vào ngày tết liền nắm lấy vành tai của người đối diện và kéo mạnh một cái để bày tỏ sự chúc phúc.
Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về Những nước nào trên thế giới ăn Tết theo lịch dương lịch" > Những nước nào trên thế giới ăn Tết theo lịch dương lịch . Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.
Wiki Chia Sẻ - Hỏi đáp hy vọng với thông tin phía trên giúp bạn có nhiều thêm thông tin hơn về câu hỏi đáp thắc mắc Những nước nào trên thế giới ăn Tết theo lịch dương lịch