Bị bóng đè là gì? Dấu hiệu, cách xử lý và phòng ngừa bóng đè

Alida Minh Tuyền

Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân bị bóng đè cũng như giải đáp cho thắc mắc ngủ bị bóng đè nên làm gì qua những thông tin khoa học sau.

Bóng đè là gì?

Bóng đè là gì?
Bóng đè là gì?

 

Hiện tượng bóng đè là gì? Bóng đè có tên tiếng Anh là sleep paralysis (chứng liệt thân khi ngủ). Đây là tình trạng khi bạn cảm giác toàn thân không thể cử động được mặc dù tinh thần vẫn tỉnh táo. Hiện tượng bị bóng đè xảy ra khi cơ thể chuyển giao giữa các giai đoạn thức và ngủ. Khi ấy, bạn sẽ có cảm giác không thể di chuyển hay nói năng gì được trong vòng vài giây hoặc lên đến vài phút.

Tuy nhiên, bóng đè không được xem là một bệnh lý cần điều trị, chỉ cần giảm bớt stress và tạo ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn nhanh chóng giải quyết được vấn đề này. Theo quan niệm dân gian thì hiện tượng này thường gắn với niềm tin về những thế lực ma quỷ xung quanh. Nhiều người cho rằng hiện tượng này xảy ra chỉ thường gặp ở những người bị yếu bóng vía.

Nhưng thực tế thì hiện tượng này rất phổ biến. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới lý giải cho hiện tượng trên để tìm ra đường hướng khắc phục, lấy lại trạng thái bình thường.

Dấu hiệu khi bị bóng đè

Dấu hiệu khi bị bóng đè thường xuất hiện lúc chúng ta sắp tỉnh giấc hoặc ngay sau lúc vừa bước vào giấc ngủ với những biểu hiện sau:

  • Dấu hiệu khi bị bóng đề phổ biến nhất đó là mắt người bị bóng đè thường chuyển động nhanh, nhưng cơ thể mất khả năng kiểm soát vấn đề di chuyển, tính linh hoạt của tay, chân trong vài giây, thậm chí kéo dài đến vài phút.
  • Trong hoặc sau khi tỉnh dậy từ bóng đè, một số người có biểu hiện nói mớ, mất nhận thức tạm thời.
  • Người bị bóng đè vẫn có khả năng nhận thức được các vấn đề, sự việc xung quanh, tuy nhiên không thể nói chuyện.
  • Dấu hiệu khi bị bóng đè khiến cơ thể rơi vào trạng thái bất động dù đang tỉnh táo khiến chúng ta xuất hiện cảm giác sợ hãi, ảo giác, thậm chí là việc hoang tưởng về cái chết.
  • Trong một số trường hợp, đối tượng bị bóng đè sẽ có cảm giác tức ngực, khó thở và có vật nặng đè lên ngực.
  • Cơ thể tiết nhiều mồ hôi so với bình thường, đầu và các cơ xuất hiện tình trạng đau nhức khó chịu.
  • Sau khi bị bóng đè, một số đối tượng có thể rơi vào trạng thái lo lắng, buồn bã và mỏi mệt.
Dấu hiệu khi bị bóng đè
Dấu hiệu khi bị bóng đè

Các ảo giác khi bị bóng đè

Hiện tượng bóng đè đã trở nên ám ảnh đối với những người sợ bóng tối. Việc các ảo ảnh trong trạng thái bóng đè còn dễ gây sợ hãi nặng hơn sẽ dẫn đến trầm cảm. Nhiều người phải dùng tới thuốc mới có thể ngủ ngon được điều này lâu dài sẽ ko tốt cho sức khỏe. Các ảo giác thường xuất hiện khi bị bóng đè như:

  • Ảo giác sự xuất hiện: Người bị bóng đè sẽ cảm thấy như có ma quỷ hay một thế lực siêu nhiên nào đó xuất hiện ngay trước giường ngủ của mình. Đối tượng này có thể đi vào phòng, đi lại xung quanh bạn hay thậm chí là ngồi trên người của bạn.
  • Ảo giác thực thể: Bạn có thể cảm nhận như có ai đó hay thứ gì đó ấn mạnh lên vùng ngực hoặc bụng, khiến mình cảm thấy rất khó chịu không thể nào cử động và gần như không thể thở được.
  • Ảo giác vận động: Người bị bóng đè sẽ tưởng tượng rằng mình đang trôi trên sông hay bay lơ lửng, có trải nghiệm như “hồn lìa khỏi xác”. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy như linh hồn dường như đã rời khỏi cơ thể và đang chuyển động quan sát mọi thứ từ bên ngoài.
Các ảo giác khi bị bóng đè
Các ảo giác khi bị bóng đè

Nguyên nhân bị bóng đè là gì?

Tại sao một số người chỉ bị bóng đè vài lần trong đời, còn một số khác lại bị liên tục? Nhiều khảo sát đã chỉ ra rằng những người thuộc nhóm dưới đây sẽ dễ gặp hiện tượng này hơn những người khác.

  • Những người có bố mẹ hay bạn thường xuyên bị bóng đè thì cũng có thể bị tương tự khi ngủ.
  • Người bị thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc dễ gặp hơn người khác.
  • Mọi hôm bạn ngủ theo một tư thế khác, hôm nay bỗng dưng đổi tư thế.
  • Bóng đè dễ xảy ra hơn nếu bạn nằm ngửa (mặc dù khoa học vẫn chưa biết lí do tại sao).
  • Công việc của bạn đòi hỏi phải chịu quá nhiều áp lực.
  • Những người thường bị căng thẳng hoặc đang dùng một số loại thuốc.
  • Bạn bị một rối loạn giấc ngủ. Ví dụ như chứng ngủ rũ (ngủ gật đột ngột và không kiểm soát được).
  • Nhiều người chỉ bị ở một số giai đoạn trong đời và nó thường xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên. Hiện tượng này ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới.

Những đối tượng có nguy cơ cao bị bóng đè

Những đối tượng có nguy cơ cao bị bóng đè
Những đối tượng có nguy cơ cao bị bóng đè

 

Thực tế cho thấy, người có sức khỏe tốt, tinh thần vui vẻ, lạc quan rất ít khi gặp phải tình trạng này, hoặc dấu hiệu khi bị bóng đè của họ thường ít nghiêm trọng và nhanh chóng chấm dứt hơn. Trong khi đó, những đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao bị bóng đè hơn:

  • Cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái ngủ rũ (đây là một dạng rối loạn thần kinh dẫn đến mất kiểm soát giấc ngủ và mức độ tỉnh táo).
  • Giấc ngủ không ổn định, xuất hiện vấn đề thường có cảm giác buồn ngủ vào ban ngày và mất ngủ vào ban đêm.
  • Có tư thế nằm sấp khi ngủ là nguyên nhân phổ biến gây nên những triệu chứng bóng đè.
  • Bóng đè thường có nguy cơ cao xuất hiện ở những đối tượng: trầm cảm, rối loạn tiền đình, rối loạn cảm xúc, huyết áp tăng khi ngủ, ...
  • Triệu chứng bóng đè thường xuất hiện phổ biến ở đối tượng thanh thiếu niên và người trẻ tuổi.
  • Tình trạng mất ngủ kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bị bóng đè khi ngủ.
  • Những người có tính chất công việc làm theo ca dẫn đến rối loạn đồng hồ sinh học gây mất ngủ, ngủ không theo giờ giấc ổn định, khoa học.

Cách xử lý khi bị bóng đè

  • Tập trung vào hơi thở: Thở đều và giữ tâm trạng được bình tĩnh là một trong những yếu tố quan trọng để sớm kết thúc tình trạng bóng đè. Cảm giác sợ hãi, cố gắng vùng vẫy sẽ là gia tăng áp lực lên ngực, từ đó hình thành cảm giác như có vật đè nặng ở ngực.
  • Cử động nhẹ: Tình trạng chính của việc bị bóng đè là không thể cử động được tuy nhiên hãy cố gắng cử động nhẹ ở các ngón tay và ngón chân để kích thích dây thần kinh.
  • Cố nói chuyện: Khi rơi vào tình trạng bóng đè, nếu đang nằm gần một người khác, cố gắng tạo tín hiệu để họ có thể đánh thức bạn bằng cách phát ra một số âm thanh từ cổ họng. Ngoài ra, có thể áp dụng phương pháp cố gắng ho khan để nhanh chóng thoát khỏi trạng thái bóng đè.
  • Giữ tâm trạng bình thản: Khi thực hiện các kỹ thuật nhưng không đem lại hiệu quả mà còn khiến mọi thứ tiến triển xấu hơn với ảo giác như bị đè nặng, lôi đi, xoay vòng, ... thì chúng ta cần giữ tinh thần được ổn định, bình thản. Tuyệt đối tránh việc chống lại, vùng vẫy, chúng sẽ khiến cho cơ thể rơi vào uể oải kéo dài khi thức tỉnh.

Phương pháp phòng ngừa và điều trị khi bị bóng đè

Phương pháp phòng ngừa và điều trị khi bị bóng đè
Phương pháp phòng ngừa và điều trị khi bị bóng đè

 

Bóng đè xuất hiện thường xuyên có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc và học tập. Do đó, cần duy trì một số thói quen sau để có thể hạn chế việc xuất hiện tình trạng bóng đè:

  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày là yếu tố quan trọng giúp tinh thần luôn ổn định, ngăn ngừa tình trạng bóng đè.
  • Có thời gian nghỉ trưa từ 20 đến 40 phút để tinh thần được thư giãn, thoải mái.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, hợp lý; có khung giờ sinh hoạt, ngủ nghỉ khoa học; tránh việc thức quá khuya và dậy muộn vào ngày hôm sau.
  • Môi trường ngủ nghỉ nên được thiết kế thoáng mát, yên tĩnh; nhiệt độ phòng không được ở mức quá cao hoặc thấp.
  • Cất các thiết bị điện tử, bao gồm cả điện thoại di động, ít nhất nửa giờ trước khi đi ngủ.
  • Khi ngủ cần lựa chọn trang phục phù hợp, tránh bó sát hoặc thoát nhiệt kém.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tuy nhiên cần tránh tập luyện quá sức hoặc thực hiện trước khi ngủ.
  • Trước khi ngủ từ 3 đến 5 giờ, tránh việc sử dụng các chất kích thích có hại cho giấc ngủ như caffeine, trà, ... hay ăn quá no.
  • Giữ cho tâm trạng luôn được vui vẻ, lạc quan, hạn chế việc căng thẳng, lo âu kéo dài.
  • Nếu bạn bị mất ngủ trong thời gian dài bạn nên tìm một bác sĩ để tư vấn hay học phương pháp trị liệu phù hợp, để giảm bớt tình trạng thiếu ngủ trong thời gian dài.

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về Bị bóng đè. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.


Bài viết liên quan đến Bị bóng đè là gì? Dấu hiệu, cách xử lý và phòng ngừa bóng đè

bị bóng đè | bóng đè là gì

Wiki Chia Sẻ - Hỏi đáp hy vọng với thông tin phía trên giúp bạn có nhiều thêm thông tin hơn về câu hỏi đáp thắc mắc bị bóng đè | bóng đè là gì

(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

*** Tham khảo thêm các bói bài tarot hôm nay ***


loading data