Hành và Mệnh là gì? Ý nghĩa của Cung mệnh và các quy luật trong Ngũ hành

Alida Minh Tuyền

Ngũ hành là gì?

Theo nghĩa đen: "Ngũ hành" là 5 hành tố gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đây là những nguyên tố cơ bản tồn tại trong vạn vật.

Ngũ hành là thuyết vật chất sớm nhất của nhân loại, tồn tại độc lập với ý thức của con người. Theo thuyết ngũ hành, vạn vật trên vũ trụ này đều được tạo ra từ 5 hành tố này. Các yếu tố này đều có sự tác động qua lại lẫn nhau và có những tính chất riêng.

Ngũ hành là gì?
Ngũ hành là gì?

Thuyết Ngũ hành theo thuyết duy vật cổ đại có 5 vật chất tạo nên thế giới, có sự tương sinh, tương khắc với nhau bao gồm:

1. Hành Kim (kim loại)

  • Sa trung kim (vàng trong cát)
  • Kim bạc kim (vàng pha kim khí trắng)
  • Hải trung kim (vàng dưới biển)
  • Kiếm phong kim (vàng ở mũi kiếm)
  • Bạch lạp kim (vàng trong nến trắng)
  • Thoa xuyến kim (vàng làm đồ trang sức)

2. Hành Thủy (nước, chất lỏng)

  • Thiên hà thủy (nước ở trên trời)
  • Đại khê thủy (nước dưới khe lớn)
  • Đại hải thủy (nước đại dương)
  • Giản hạ thủy (nước dưới khe)
  • Tuyền trung thủy (nước giữa dòng suối)
  • Trường lưu thủy (nước chảy thành giòng lớn)

3. Hành Mộc (cây cối, gỗ)

  • Bình địa mộc (cây ở đồng bằng)
  • Tang đố mộc (gỗ cây dâu)
  • Thạch lựu mộc (gỗ cây thạch lựu)
  • Đại lâm mộc (cây trong rừng lớn)
  • Dương liễu mộc (gỗ cây liễu)
  • Tùng bách mộc (gỗ cây tùng bách)

4. Hành Hỏa (lửa)

  • Sơn hạ hỏa (lửa dưới chân núi)
  • Phú đăng hỏa (lửa ngọn đèn)
  • Thiên thượng hỏa (lửa trên trời)
  • Lộ trung hỏa (lửa trong lò)
  • Sơn đầu hỏa (lửa trên núi)
  • Tích lịch hỏa (lửa sấm sét)

5. Hành Thổ (đất đai)

  • Bích thượng thổ (đất trên vách)
  • Đại dịch thổ (đất thuộc 1 khu lớn)
  • Sa trung thổ (đất lẫn trong cát)
  • Lộ bàng thổ (đất giữa đường)
  • Ốc thượng thổ (đất trên nóc nhà)
  • Thành đầu thổ (đất trên mặt thành)

Đặc tính của ngũ hành

Đặc tính của ngũ hành là: Lưu hành, luân chuyển và biến đổi không ngừng.

  • Ngũ hành không bao giờ mất đi, nó cứ tồn tại mãi theo không gian và thời gian, nó là nền tảng là động lực để vũ trụ vận động và vạn vật được sinh thành.
  • Lưu hành nghĩa là 5 vật chất lưu hành tự nhiên trong vạn vật trong không gian và thời gian. Ví như lửa khi lưu hành sẽ đốt cháy mọi thứ nó đi qua.
  • Luân chuyển nghĩa là 5 vật chất luân chuyển tự nhiên ví như hành mộc cây sẽ từ bé mà lớn lên.
  • Biến đổi nghĩa là 5 vật chất sẽ biến đổi ví như lửa đốt cháy mộc hóa thành than, hay mộc lớn lên có thể lấy gỗ làm nhà, hay kim trong lòng đất được khai thác và chế biến thành công cụ có ích....

Các quy luật trong ngũ hành

Các quy luật trong ngũ hành
Các quy luật trong ngũ hành

Ngũ hành tương sinh, tương khắc

Giữa Trời và Đất luôn có mối giao thoa. Quy luật ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc chính là sự chuyển hóa qua lại giữa Trời và Đất để tạo nên sự sống của vạn vật. 

 Ngũ hành tương sinh tương khắc, sinh và khắc, 2 mặt của 1 vấn đề, 2 yếu tố này không tồn tại độc lập với nhau, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc, ngược lại trong tương khắc luôn tồn tại tương sinh. Đó là nguyên lý cơ bản để duy trì sự sống của mọi sinh vật.

- Ngũ hành tương sinh:

Tương sinh nghĩa là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng, phát triển.

Trong hệ thống ngũ hành tương sinh bao gồm 2 phương diện, đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra hay còn được gọi là mẫu và tử. Nguyên lý của quy luật tương sinh là:

  • Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.
  • Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.
  • Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.
  • Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.
  • Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.

- Ngũ hành tương khắc:

Tương khắc là sự áp chế, sát phạt cản trở sinh trưởng, phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong, hủy diệt.

Trong quy luật tương khắc bao gồm 2 mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc. Nguyên lí của quy luật tương khắc là:

  • Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa
  • Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại
  • Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
  • Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
  • Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.

Xét về mặt phong thủy, quy luật tương sinh và tương khắc luôn tồn tại song hành với nhau, có tác dụng duy trì sự cân bằng trong vũ trụ.

Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại. Ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Do đó, sinh và khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời.

Ngũ hành phản sinh và ngũ hành phản khắc

Ngũ hành phản sinh và ngũ hành phản khắc
Ngũ hành phản sinh và ngũ hành phản khắc

- Ngũ hành phản sinh

 Trong tương sinh có phản sinh. Tương sinh là quy luật phát triển của ngũ hành, tuy nhiên sinh nhiều quá đôi khi trở thành tai hại.

Cũng giống như cây củi khô là nguyên liệu đốt để tạo ra lửa, thế nhưng nếu quá nhiều cây khô sẽ tạo nên một đám cháy lớn, gây nguy hại đến tài sản và tính mạng của con người. Đó là nguyên do tồn tại quy luật phản sinh trong ngũ hành.

Cụ thể như sau:

  • Kim hình thành trong Thổ, nhưng Thổ quá nhiều sẽ khiến Kim bị vùi lấp.
  • Hỏa tạo thành Thổ nhưng Hỏa quá nhiều thì Thổ cũng bị cháy thành than.
  • Mộc sinh Hỏa nhưng Mộc nhiều Thì Hỏa sẽ gây hại.
  • Thủy cung cấp dinh dưỡng để Mộc sinh trưởng, phát triển nhưng Thủy quá nhiều Thì Mộc bị cuốn trôi.
  • Kim sinh Thủy nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.

- Ngũ hành phản khắc

Trong tương khắc có phản khắc. Tương khắc tồn tại 2 mối quan hệ: cái khắc nó và cái nó khắc.

Tuy nhiên khi cái nó khắc có nội lực quá lớn sẽ khiến cho nó bị tổn thương, không còn khả năng khắc hành khác nữa thì đây được gọi là quy luật phản khắc.

 Cụ thể như sau:

  • Kim khắc Mộc, nhưng Mộc quá cứng khiến Kim bị gãy
  • Mộc khắc Thổ nhưng Thổ nhiều sẽ khiến Mộc suy yếu.
  • Thổ khắc Thủy nhưng Thủy nhiều sẽ khiến Thổ bị sạt nở, bào mòn.
  • Thủy khắc Hỏa nhưng Hỏa quá nhiều thì Thủy cũng phải cạn.
  • Hỏa khắc Kim nhưng Kim nhiều Hỏa sẽ bị dập tắt.

Tựu chung lại, ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ không chỉ tồn tại các quy luật tương sinh, tương khắc mà còn có cả trường hợp phản sinh, phản khắc xảy ra.

Mệnh là gì?

Mệnh sinh hay còn gọi là mệnh cung sinh hay bản mệnh của mỗi người là ngũ hành (Kim, Mộc, Thổ, Thuỷ, Hoả) được quy định bởi năm sinh.

Cung mệnh là bát trạch chính thức rất quan trọng trong thuật Phong Thủy nhằm để xác định các yếu tố Ngũ Hành nạp âm, định hướng phong thủy, khái quát tương lai, hôn nhân, kết hợp làm ăn, khai thông vận mệnh, mang lại may mắn, sức khỏe, hạnh phúc, thịnh vượng, hỗ trợ việc hoán cải số phận.

Mệnh là gì?
Mệnh là gì?

Trong thuật Phong Thủy, cung mệnh có 2 yếu tố dính liền nhau:

+ Hành của bản mệnh: Mỗi bản mệnh sẽ đại diện cho một hành trong ngũ hành, bao gồm Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

+ Nguyên thể của hành bản mệnh: Được phân chia thành 30 loại và phân bố đều trong 5 hành.

Đây là mệnh phong thuỷ mà chúng ta biết đến nhiều nhất Hải Trung Kim (1984 – 1985), Lư Trung Hỏa (1986 – 1987), Đại Lâm Mộc (1988 – 1989), … mệnh này được dùng trong xem tử vi hàng ngày, coi bói toán, coi việc xây dựng gia đình.

Quy luật những người có cùng năm sinh theo cặp thì mệnh phong thuỷ giống nhau, được hiểu là dù nữ hay nam thì nếu sinh cùng năm Âm Lịch, mệnh sinh sẽ giống nhau và 60 năm thì lặp lại 1 lần.

Sự phân loại thành 5 hành mỗi hành 6 loại giúp xác định nguyên thể, đặc tính thể chất của hành Bản Mệnh một cách dễ dàng.

Ý nghĩa của cung mệnh

Cung mệnh có tác động trực tiếp đến hành vi và quá trình phát triển của mỗi người từ lúc sinh đến khi ngoài 30 tuổi. Trong giai đoạn này, cung thân cũng sẽ tạo ra một vài tác động đến bản thể nhưng còn ở thế thụ động.

Sau khi bước sang tuổi 30, các sao tọa thủ của cung mệnh sẽ dần tác động ít hơn và trở về dạng thụ động. Còn các sao tọa thủ của cung thân dần ảnh hưởng nhiều hơn và giữ thế chủ động quyết định trực tiếp đến hành vi cũng như quá trình phát triển của mỗi người.

Theo nhiều chuyên gia phong thủy, khi xem tướng số cho một người sẽ phân thành hai giai đoạn sau:

  • Từ lúc mới lọt lòng đến năm 30 tuổi: Thông qua cung mệnh để xem xét vận hạn của một người.
  • Giai đoạn sau 30 tuổi: Dựa vào cung thân để xem xét nhưng vẫn cần xem thêm về cung mệnh.

Cung mệnh và cung thân được xem là hai mối quan hệ mật thiết và có ảnh hưởng lớn đến số phận của một người. Cung mệnh quyết định giai đoạn bắt đầu trường thành, cung thân dựa theo tác động trước đó và ảnh hưởng đến giai đoạn sau 30 tuổi.

Ý nghĩa của cung mệnh
Ý nghĩa của cung mệnh

Phân biệt giữa Sinh mệnh và Cung mệnh

Cung mệnh và Sinh mệnh là hai định khái niệm tương đối giống nhau và dễ gây nhầm lẫn. Chúng ta cùng tìm hiểu về chúng:

  • Sinh mệnh (mệnh tử vi)

Là khái niệm mà mọi người đã khá quen thuộc. Sinh mệnh thường được dùng khi xem tử vi hàng ngày hoặc xem hợp tuổi cưới hỏi. Ví dụ như: Hải Trung Kim, Lư Trung Hỏa, Lộ Bàng Thổ,…

Dù nữ hay nam nhưng nếu sinh cùng năm âm lịch, sinh mệnh sẽ giống nhau. Và chúng sẽ lặp lại sau mỗi chu kỳ là 60 năm.

Sinh mệnh gắn với con người từ khi sinh ra. Nó giống như tính cách bẩm sinh của mỗi người. Cho nên việc xem hung cát hàng ngày, rồi xem mệnh hai người có hợp với nhau để cưới hỏi hay không thì dùng sinh mệnh là rất chính xác.

  • Cung mệnh (cung phi)

Đây là khái niệm dựa trên Cung Phi Bát Trạch trong Kinh Dịch. Cung mệnh gồm ba yếu tố là Mệnh (Kim, Mộc, Thủy,…), Cung (Cấn, Càn, Đoài, Khôn,… và Hướng (Bắc, Nam, Đông Bắc,…).

Cung mệnh phụ thuộc vào năm sinh âm lịch và giới tính của mỗi người. Người sinh cùng năm, nhưng khác giới sẽ có cung mệnh khác nhau.

Bởi cung mệnh dựa trên ngũ hành, bát quái, vì thế nó sẽ phản ánh vạn vật trong vũ trụ và sự biến đổi, phát triển của chúng theo thời gian. Và do đó cung mệnh được sử dụng để xác định sự tương sinh, tương khắc, định phương hướng, tu tạo nhà cửa, bếp núc, mồ mả,…

Hơn nữa, cung mệnh còn được sử dụng để tăng cường cho các mối quan hệ ngoài xã hội, cho công việc làm ăn, thăng quan tiến chức,…

Qua đây, ta biết được các mối quan hệ trong vạn vật vũ trụ, từ đó có cái nhìn bao quát, tổng quan và tinh tế hơn về sự vật, con người.

Hy vọng bài viết Hành và Mệnh là gì? Ý nghĩa của Cung mệnh và các quy luật trong Ngũ hành giúp bạn hiểu hơn về Hành và Mệnh. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.


Bài viết liên quan đến Hành và Mệnh là gì? Ý nghĩa của Cung mệnh và các quy luật trong Ngũ hành

Hành và Mệnh là gì? Ý nghĩa của Cung mệnh và các quy luật trong Ngũ hành

Wiki Chia Sẻ - Hỏi đáp hy vọng với thông tin phía trên giúp bạn có nhiều thêm thông tin hơn về câu hỏi đáp thắc mắc Hành và Mệnh là gì? Ý nghĩa của Cung mệnh và các quy luật trong Ngũ hành

(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

*** Tham khảo thêm các bói bài tarot hôm nay ***


loading data