Nhân nghĩa là gì? Ý nghĩa của từ nhân nghĩa trong tiếng Việt
Mục Lục Bài Viết [Ẩn]
Ý nghĩa chữ Nhân
Chữ Nhân là biểu hiện của con người giữa đời thường, được thể hiện qua cách đối nhân xử thế; yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ, chia sẻ với mọi người. Đặc biệt, đây không chỉ là đức tính cần thiết mà chính là trách nhiệm của mỗi cá nhân; là sợi dây liên kết, ràng buộc giữa người với người và thể hiện nghĩa tình qua các mối quan hệ như: vua – tôi, vợ – chồng, cha – con, anh – em.
Thời nào cũng vậy, chữ nhân luôn đặt lên hàng đầu, là quan trọng hơn cả, nó đã là bao quát, là đạo làm người. Dù thời xưa hay thời nay chữ nhân đó vẫn thể hiện trong cách sống của mỗi con người. Cách đối nhân xử thế, tấm lòng của con người giữa đời thường, cũng như vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội.
Chữ Nhân trong mỗi người không chỉ là một tấm lòng, tấm lòng yêu thương con người, quê hương đất nước mà còn biết gắn cái riêng của mình vào cái chung của xã hội hiện tại, với sự ràng buộc giữa người với người, bằng những mối liên quan gắn kết.
Trái tim bình đẳng: Con người sinh ra đều bình đẳng như nhau cả, không có sự phân biệt cao thấp. Nếu như mọi điều được nhìn nhận bằng trái tim công bằng thì tất cả sự ganh tỵ tự tan biến.
Trong thực tế con người lúc nào cũng nhìn thấy sai lầm và luôn khắt khe với những sai lầm của người khác, nhưng lại dễ dàng tha lỗi cho những sai lầm chính bản thân. Nếu có trái tim như vậy mọi việc trở nên bất bình đẳng, việc không bình tâm không lặng, mọi sự oán hờn bắt nguồn từ đấy.
Lời khuyên:
Phải luôn tịnh tâm suy nghĩ về những điều mình làm, đừng bao giờ bàn luận chuyện thị phi của người khác. Mọi người có thể trải lòng với nhau hay rộng lượng với người khác như mình tự rộng lượng với bản thân. Đồng thời khắc khe bản thân như mình từng khắc khe với người khác – như vậy chắc chắn thiên hạ sẽ thái bình.
Ý nghĩa chữ Nghĩa
Chữ Nghĩa xuất hiện rất nhiều trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta, trong sự dạy dỗ và dẫn dắt một con người theo lẽ sống phải đạo và được coi là chuẩn mực, hành vi mà con người cần hướng đến.
Niềm tin vào chính nghĩa luôn chiến thắng tà ác; biểu tượng của thiên đạo được gọi là nghĩa. Hay nghĩa còn là sự công bằng, lẽ phải hợp với đạo lý chung; sự nhận thức đúng đắn về chân lí những điều này sẽ không dễ dàng bị biến đổi.
Muốn thực hành chữ Nghĩa thì phải noi theo câu: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhơn”. Những việc gì ta chẳng muốn ai làm cho ta chịu đau khổ thảm sầu thì ta không nên đem các điều ấy mà làm cho người khác, mới là trọn nghĩa.
Chữ Nghĩa bao hàm rất lớn thay. Như là nghĩa cha con, nghĩa thầy trò, nghĩa chồng vợ, nghĩa anh em cốt nhục đồng-bào, nghĩa bằng hữu chi giao, ấy là ngũ luân chi đạo. Mọi sự đều phải có nghĩa, thì mới đủ tư cách làm người cao trọng.
Chữ nhân và chữ nghĩa thường đi đôi với nhau, cho nên trong Kinh Sám Hối có 4 câu dạy rằng:
Làm người nhân nghĩa xử xong,
Rủi cho gặp lúc long đong chẳng sờn.
Làm người nhân nghĩa giữ tròn,
Muôn năm bóng khuất tiếng còn bay xa.
Nghĩa ở đây thể hiện vai trò, trách nhiệm của con người với người, giữa người với đời, với xã hội hiện tại. Sống ở đời cần có một trách nhiệm với đời, cũng chính vì vậy mà cần có nghĩa, sống có trách nhiệm với quê hương đất nước, với gia đình, với anh em bằng hữu cũng là nghĩa.
Biết trả ơn khi mình đã nhận được những điều may mắn trong cuộc sống đó cũng là nghĩa. Tại sao có nhiều người luôn biết quan tâm giúp đỡ mọi người trong xã hội, làm từ thiện tri ân với đời… cũng vì họ sống có nghĩa với đời, với cuộc sống hiện tại, họ biết cho khi đã nhận.
Nghĩa cũng là sống cho mọi người chứ không chỉ sống cho riêng cá nhân mình.
Ý nghĩa của từ “Nhân nghĩa”
Nhân nghĩa là lòng thương người và sự đối xử với người theo lẽ phải, là tình cảm, thái độ, việc làm đúng đắn, phù hợp với đạo lí của dân tộc Việt Nam.
Biểu hiện của việc “nhân nghĩa”
- Nhân ái, sự thương yêu giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, lúc khó khăn không đắn đo tính toán.
- Nhường nhịn đùm bọc nhau lúc sa cơ lỡ bước.
- Tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động, trong cuộc sống hằng ngày với mong muốn mọi người cùng hạnh phúc ấm no.
- Vị tha, bao dung, độ lượng, không cố chấp với người khác, có lỗi lầm biết hối cải, đối xử khoan hồng với kẻ có tội. Người nhân nghĩa luôn được người khác kính trọng, tin tưởng và yêu mến.
- Đặc trưng nổi bật: Thế hệ sau luôn ghi nhớ công lao của các thế hệ trước. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn.
Ý nghĩa của từ “nhân nghĩa”
- Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp, có ý nghĩa hơn.
- Con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.
- Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
- Lòng yêu thương, nhân ái là một đức tính tốt đẹp cần thiết đối với mỗi con người. Nó là một sợi dây liên kết vô hình gắn chặt tình người lại với nhau.
- Lòng nhân nghĩa là một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn.
Rèn luyện lòng nhân nghĩa cần
- Kính trọng, biết ơn hiếu thảo với ông bà cha mẹ…
- Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người.
- Cảm thông, bao dung, độ lượng vị tha.
- Đồng cảm, xót xa trước những đau khổ, bất hạnh của người khác.
- Trân trọng, đề cao những phẩm giá tốt đẹp, thiện lương.
- Căm ghét những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của người khác.
- Kính trọng, biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
Ví dụ:
- Lá lành đùm lá rách, giúp đỡ những người nghèo, khó khăn…
- Tha thứ, cảm thông cho hành động sai trái của người khác.
- Thương người như thể thương thân, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh.
Hy vọng bài viết Nhân nghĩa là gì? Ý nghĩa của từ nhân nghĩa trong tiếng Việt giúp bạn hiểu hơn về Nhân và Nghĩa. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.
Với thông tin phía trên Xemlicham hy vọng giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn Nhân nghĩa là gì? Ý nghĩa của từ nhân nghĩa trong tiếng Việt