Sao hạn là gì? Hướng dẫn cách tính sao hạn
Người xưa thường quan niệm rằng, mỗi người vào mỗi năm sẽ có 1 ngôi sao chiếu mệnh khác nhau, có năm là sao tốt, có năm là sao xấu. Vậy sao hạn là gì? Cách tính sao hạn như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Sao hạn là gì?
Sao hạn là các vì sao được coi theo tử vi của 12 con giáp, các hệ thống sao này chiếu mạng theo tuổi trong văn hóa phương Đông.
Vũ trụ này ngoài con người còn có vạn vật xung quanh và chúng tương tác với nhau thường xuyên trong quá trình dịch chuyển đó. Điều này có chúng cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sự thăng trầm của con người trong đó. Và dựa theo quy luật đó sự biến đổi các biến cố đời người được sắp xếp theo nguyên lý Biến Dịch của sao hạn.
Có 9 sao tất cả, mỗi sao đại diện cho 1 tuổi và lặp lại theo chu kỳ thời gian ảnh hưởng tốt hoặc gây ra tác động xấu (gọi là vận hạn) nhất định xảy ra với mỗi người. Việc luận đoán vận hạn của 1 năm mà dựa trên ý nghĩa của 1 sao thì không thể chính xác.
Cửu tinh (hay Cửu diệu) trong cách tính hạn hàng năm gồm: Thái Dương, Thái Âm, Thái Bạch, Vân Hớn (Vân hán), Mộc Đức, Thổ Tú, Thủy Diệu, La Hầu, Kế Đô.
Theo đó, các sao này theo cách tính tuổi sẽ có ảnh hưởng tốt xấu tới cuộc sống của con người. Chẳng hạn, người ta cho rằng, nam giới với tuổi âm lịch là 10, 19, 28, 37, 46, 55, 64, 73, 82, còn nữ giới với tuổi 15, 24, 33, 42, 51, 60, 69, 78, 87 gặp hạn "sao" La Hầu và nên đề phòng những tai nạn có thể xảy ra trong tháng Giêng và tháng 7 Âm lịch.
Hạn sao Kế Đô xảy ra khi nam giới ở độ tuổi 16, 25, 34, 43, 52, 61, 70, 79, 88, còn nữ giới ở độ tuổi 10, 19, 28.
Mỗi sao chiếu mệnh sẽ mang đến một vận hạn nhất định áp đặt lên cuộc đời con người và bắt buộc phải trải qua. Điều này cũng chính là chi tiết của sự ảnh hưởng theo sự tuần hoàn của vũ trụ mà con người sẽ phải chịu ảnh hưởng.
Vì thế để diễn tả những yếu tố biến dịch tốt xấu đó người xưa đã đưa ra các Sao và Hạn cho từng năm.
Như đã nói ở trên thì mỗi sao sẽ mang đến một hạn riêng biệt. Vì thế tùy theo từng năm mà mỗi người sẽ gặp những sao và có vận hạn tốt xấu riêng biệt. Đặc biệt tùy theo từng sao và hạn mà nam hay nữ sẽ có những ảnh hưởng khác nhau. Có thể cùng là một sao và hạn nhưng nếu là nam thì xấu hơn so với nữ…
Các sao hạn trong hệ thống Cửu Diệu Tinh Quân
- Thái Dương = Mặt Trời
- Thái Âm = Mặt Trăng
- Thủy Tinh/Thủy Diệu = sao Thủy
- Kim Tinh/Thái Bạch = sao Kim
- Hỏa Tinh/Vân Hớn = sao Hỏa
- Mộc Tinh/Mộc Đức = sao Mộc
- Thổ Tinh/Thổ Tú = sao Thổ
- La Hầu = ảo tinh là điểm giao cắt phía Bắc
- Kế Đô= ảo tinh là điểm giao cắt phía Nam
Sao được chia thành 3 nhóm gồm nhóm sao tốt, sao xấu và nhóm sao trung tính. Mỗi năm con người sẽ có một sao chiếu mệnh tốt xấu khác nhau tùy vào từng tuổi. Bản chất của các sao chính là vận hạn mà trong cuộc đời con người phải trải qua. Cụ thể:
- Nhóm sao tốt (Cát tinh) bao gồm: Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức.
- Nhóm sao xấu (Hung tinh) bao gồm: La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch.
- Nhóm sao trung tính bao gồm: Vân Hớn, Thổ Tú, Thủy Diệu.
Trong số các ngôi sao chiếu mệnh, đặc biệt nhất là trường hợp người nam bị sao La Hầu chiếu mệnh hoặc người nữ bị sao Kế Đô chiếu mệnh.
Khi gặp phải năm có những ngôi sao xấu này chiếu mệnh, gia chủ thường gặp rắc rối trong tài chính, sức khỏe không tốt và gia đình không hòa thuận. Do đó, nếu gặp phải những ngôi sao này, cần có sự chuẩn bị kỹ càng và sẵn sàng cho những thách thức, khó khăn sắp tới.
Ngược lại, nếu gia chủ được các sao Thái Dương, sao Thái Âm, sao Mộc Đức chiếu mệnh thì thông thường sẽ được hưởng nhiều may mắn trong cuộc sống. Gia đình sẽ hòa thuận ấm êm, tài lộc dồi dào và cơ hội thăng quan tiến chức cũng sẽ nhiều hơn.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đây chỉ là quan niệm dân gian, việc gặp phải những ngôi sao xấu hay tốt không hoàn toàn quyết định cuộc đời và sự nghiệp của mỗi người.
Ý nghĩa của sao hạn trong Cửu Diệu Tinh Quân
Sao Thái Dương
Tên gọi: Đức Nhật Cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân.
Sao Thái Dương trong Cửu Diệu Tinh Quân thường được biết tới là mang lại nhiều điềm lành, giúp phát triển mạnh mẽ sự nghiệp, tài lộc lên cao, vạn sự hòa hợp.
Tuy nhiên, sao Thái Dương lại không được coi là tốt đối với phái nữ vì có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là vào tháng 6 và vào tháng 10 âm lịch.
Do đó, nếu gặp phải sao Thái Dương chiếu mệnh, cần chú ý tới sức khỏe và sẵn sàng đối mặt với những thách thức trong cuộc sống.
Sao Thái Âm
Tên gọi: Đức Nguyệt cung Thái Âm hoàng hậu tinh quân
Sao Thái Âm, hay còn được gọi là Nguyệt Diệu, được xem là sao mang lại nhiều điều may mắn và cát tinh cho người được chiếu mệnh. Nếu sao này chiếu mệnh cho gia chủ, họ có thể gặp được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống và đạt được những điều mình mong muốn. Nếu cầu danh lợi hay tài lộc cũng có thể được thỏa mãn.
Nữ giới khi gặp sao Thái Âm thì thường có nhiều tin vui về tình cảm và tiền bạc. Tuy nhiên, có thể gặp khó khăn trong việc sinh con. Đối với nam giới, sao Thái Âm lại không được xem là tốt. Tháng tốt với sao Thái Âm là tháng 9 và tháng kỵ sao Thái Âm là tháng 10.
Sao Mộc Đức
Tên gọi: Đức Đông phương Giáp Ất Mộc Đức tinh quân.
Sao Mộc Đức, hay còn gọi là sao Mộc Diệu, được biết đến như là một trong những sao tốt nhất trong Cửu Diệu Tinh Quân. Người được sao này chiếu mệnh thường gặp được rất nhiều điều may mắn trong cuộc sống, từ công danh sự nghiệp phát triển mạnh mẽ đến tình cảm gia đình hạnh phúc, tài lộc dồi dào.
Các tháng tốt nhất trong năm khi gặp sao Mộc Đức chiếu mệnh là tháng 10 âm lịch và tháng 12 âm lịch. Tuy nhiên, cũng cần phải đề phòng và không nên liều lĩnh trong công việc.
Sao La Hầu
Tên gọi: Đức Bắc Thiên cung thần thủ La Hầu tinh quân.
Đây là một trong những sao hung, sao xấu cho cả nam và nữ. Thường đem lại điềm giữ không may liên quan đến luật pháp, công quyền, tai nạn, bệnh tật, tai tiếng thị phi, hao mòn của cải. Mang đến nhiều chuyện buồn phiền, bi ai. Cần chú ý vào tháng giêng và tháng 2 âm lịch vì đây là tháng xấu sao xấu nhất.
Sao La Hầu là hung vận, làm gì cũng nên thận trọng. Người có La Hầu chiếu mạng nhất định phải nhẫn nại chờ thời cơ.
Sao Kế Đô
Tên gọi: Đức Tây địa cung thần vĩ Kế Đô tinh quân.
Sao Kế Đô là sao chiếu mệnh hành Thổ mang lại vận xui rủi đặc biệt là với nữ giới. Người có Kế Đô chiếu mạng nhất định phải thủ không nên tiến. Trong năm đề phòng hao tiền tốn của, bệnh tật đeo bám. Ảnh hưởng từ trường của hung tinh này khiến bản mệnh cảm thấy bất an, luôn tự ti và hoài nghi chính bản thân mình.
Tháng 3 âm lịch và tháng 9 âm lịch là các tháng cần đề phòng và cẩn thận nhất để giảm thiểu vận xui mà ngôi sao này mang lại. Trong dân gian, có câu nói “Nam La Hầu, Nữ Kế Đô” để chỉ vận xui mà ngôi sao chiếu mệnh này mang lại cho gia chủ.
Hung tinh Kế Đô chủ về bệnh tật, tai họa người âm phá rối, dù mệnh chủ sức sống dồi dào nhưng lại tự gây chuyện rồi gặp đại hạn, thương tật bất ngờ.
Sao Thái Bạch
Tên gọi: Đức Thái Bạch Tây phương Canh Tân Kim Thái Bạch tinh quân.
Sao Thái Bạch, còn được gọi là Kim Diệu, được xem là một trong những hung tinh trong Cửu Diệu Tinh Quân. Sao này được cho là mang lại rất nhiều điều xui rủi và là sao xấu nhất trong 9 ngôi sao chiếu mệnh.
Sao này có ý nghĩa nhật nguyệt đều bị che mờ, mưu sự gì cũng khó thành. Người gặp sao Thái Bạch ví như ánh trăng xuyên qua đám mây vậy, nghĩa là vận trình rất tốt nhưng hay ưu phiền vì bị mây mù che phủ, ngay cả ánh trăng cũng bị che mờ.
Bởi vậy, nếu gia chủ gặp năm có sao Thái Bạch chiếu mệnh, họ nên cẩn thận trong công việc kinh doanh và buôn bán, vì dễ gặp tiểu nhân quấy phá dẫn tới hao tốn tiền của.
Những tháng xấu nhất trong năm khi sao Thái Bạch chiếu mệnh là tháng 2, tháng 5 và tháng 8 âm lịch.
Sao Vân Hớn
Tên gọi: Đức Nam phương Bính Đinh Hỏa Vân Hán tinh quân.
Sao Vân Hớn hay còn được gọi là sao Hỏa Diệu, là một trong ba ngôi sao trung tính trong Cửu Diệu Tinh Quân. Nếu gia chủ gặp năm có sao này chiếu mệnh thì các công việc kinh doanh trong năm thường ở mức trung bình, không quá thành công nhưng cũng không thất bại. Tuy nhiên, cần đề phòng về sức khỏe và đề phòng vạ từ miệng mà ra
Đối với nam giới, khi gặp sao Vân Hớn cần cẩn thận trong các kiện tụng pháp lý, còn với nữ giới thì cần cẩn thận tin xấu về thai sản, đặc biệt là vào các tháng 4 và 8 âm lịch.
Sao Thổ Tú
Tên gọi: Đức Trung ương Mậu Kỷ Thổ Tú tinh quân.
Sao Thổ Tú hay còn được gọi là sao Thổ Diệu là một trong những ngôi sao trung tính thuộc hành Thổ. Thổ Tú đem tới trở ngại, xung khắc miệng tiếng, có kẻ dấu tay sinh ra thưa kiện, xuất hành không thuận, giao đạo bất hòa, chăn nuôi thua lỗ, sức khỏe yếu.
Người có sao Thổ Tú chiếu mệnh nên cẩn thận đề phòng vào các tháng âm lịch là tháng 4 và tháng 8 do một số khó khăn có thể xảy ra.
Tuy nhiên, nếu gia chủ biết cách đề phòng những kẻ tiểu nhân ám hại, họ sẽ tránh được mọi phiền muộn hoặc bất ổn trong cuộc sống.
Sao Thủy Diệu
Tên gọi: Đức Bắc phương Nhâm Quý Thủy Diệu tinh quân.
Sao Thủy Diệu hay còn gọi là sao Thủy Đức, là một trong những ngôi sao tốt trong Cửu Diệu Tinh Quân. Đây là sao mang lại nhiều tài lộc cho người được chiếu mệnh.
Tuy nhiên, nếu gia chủ có sao này chiếu mệnh thì nên kiêng sông nước, cẩn thận trong lời nói (nhất là nữ giới) để tránh tai tiếng thị phi, đàm tiếu xấu, gây ra những tranh cãi không đáng có.
Các tháng xấu nhất khi gặp sao Thủy Diệu chiếu mệnh là tháng 4 âm lịch và tháng 8 âm lịch.
Cách tính sao hạn hàng năm
Cách tính sao hạn theo tuổi
Sao chiếu mệnh là những tinh đẩu có thật trong vũ trụ, việc tính sao chiếu mệnh dựa theo tuổi giúp bạn biết trước sao hạn chiếu mệnh ở từng độ tuổi cụ thể trong tương lai.
Để xem sao hạn theo tuổi âm lịch chúng ta dựa vào bảng tính Sao Hạn sau đây:
Tính chất các sao hạn
+ Đại Hạn: là thời gian 10 năm (thập niên), được tính dựa theo Cục và tuổi Âm, Dương. Mỗi thập niên được ghi vào một cung, bắt đầu từ cung Mệnh trở đi trong đó: Dương Nam, Âm Nữ thì ghi theo chiều Thuận, Âm Nam, Dương Nữ thì ghi theo chiều Nghịch.
+ Tiểu Hạn: là thời gian 1 năm, được ghi theo vòng chu vi Địa bàn, mỗi cung ghi một tên. Nếu là Trai thì ghi theo chiều Thuận. Gái thì ghi theo chiều Nghịch.
+ Nguyệt Hạn: là thời gian 1 tháng;
+ Nhật Hạn: là thời gian trong ngày;
+ Thời Hạn: là các giờ trong 1 ngày.
Hướng dẫn cúng sao giải hạn
- Sao Thái Âm nên cúng giải hạn vào dịp đầu năm mới hoặc ngày 26 âm lịch các tháng.
- Sao Thái Bạch nên chọn ngày 15 âm lịch hàng tháng với 8 ngọn nến bày trí theo hướng Tây, sử dụng bài vị viết chữ “Tây phương canh tân, kim đức tinh quân”. Lưu ý thêm là lễ vật khi cúng sao Thái Bạch cần là màu trắng.
- Sao Thái Dương nên cúng giải hạn vào dịp đầu năm hoặc cúng vào ngày 27 âm lịch các tháng trong năm.
- Sao Thủy Diệu nên cúng 1 lần duy nhất vào ngày đầu năm hoặc cúng hàng tháng vào ngày 21 âm lịch.
- Sao Mộc Đức cũng nên cúng giải hạn một lần duy nhất vào ngày đầu năm mới hoặc cúng vào ngày 25 âm lịch hàng tháng.
- Sao Kế Đô nên được cúng giải hạn bằng việc thắp 21 ngọn đèn quay về hướng Tây, dùng bài vị màu vàng viết chữ “Thiên phú phân tư Kế Đô tinh quân” nhằm vào đầu giờ chiều ngày 18 âm lịch mỗi tháng.
- Sao Thổ Tú cúng giải hạn nhằm ngày 19 âm lịch mỗi tháng và nên sử dụng giấy màu vàng làm bài vị cúng dòng chữ “Trung ương mậu kỷ thổ tú tinh quân”, ngoài ra còn cần thắp 5 ngọn đèn và làm lễ ở hướng Tây.
- Sao Vân Hán nên cũng giải hạn một lần vào đầu năm hoặc cúng vào ngày 19 âm lịch mỗi tháng.
- Sao La Hầu nên chọn 21 giờ cho đến 23 giờ ngày mùng 8 âm lịch các tháng để cúng giải hạn. Gia chủ cần thắp 9 ngọn đèn quay hương án về hướng Bắc và dùng giấy vàng làm bài vị ghi “Thiên cung thần thủ La Hầu tinh quân”.
Nên làm lễ dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa?
Chùa chiền là nơi nghiêm tịnh, nơi tu tập Phật pháp chứ không phải nơi thờ phụng thần tiên, cầu mong may rủi để làm những chuyện như cúng sao giải hạn.
Dân có mong cầu thì chùa có “cung”, nhưng thực chất thì các chùa thường hướng mọi người làm lễ cầu an.
Trong đạo Phật vốn không có sao tốt sao xấu, càng không có ngày tốt ngày xấu, không phải cứ dâng cúng đồ lễ hậu thì muốn gì được nấy. Phúc không thể cầu mà họa cũng chẳng thể xin giảm được nếu bản thân không có ý thức.
Việc làm lễ dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa thực chất không quá quan trọng. Việc thờ cúng cốt ở thành tâm, nhiều người tự cúng sao giải hạn ở nhà cũng không có vấn đề gì. Chẳng cần phải mâm cao cỗ đầy, chẳng cần phải mời thầy về cúng, gia chủ thành tâm biện lễ, tùy theo điều kiện của gia đình mà cúng cầu… ấy rồi mọi sự cũng qua.
Không ai dám chắc việc dâng sao giải hạn có hiệu quả, cũng không ai dám khẳng định nên làm lễ dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa sẽ tốt hơn, nhưng chắc chắn có điều này không ai có thể phủ nhận được, đó chính là làm nhiều việc thiện thì tâm sẽ thanh thản, sẽ cảm nhận thêm nhiều niềm vui trong cuộc sống, còn làm việc ác thì khó có thể được an lành, lúc nào cũng lo sợ nơm nớp…
Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về Sao hạn là gì? Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.
Bài viết liên quan đến Sao hạn là gì? Hướng dẫn cách tính sao hạn
Sao hạn là gì | Cách tính sao hạn
- Hạn Thái Tuế là gì? Cách hoá giải năm hạn Thái Tuế
- Sao Vân Hớn là gì, tốt hay xấu? Cách cúng sao Vân Hớn giải hạn
- Cách tính mệnh ngũ hành theo năm sinh