Chiêm tinh học là gì? Tìm hiểu về chiêm tinh học cơ bản

Coo Danh Nguyen

Đa phần khi nhắc đến chiêm tinh học mọi người thường nghĩ nó liên quan đến phong thủy, thiên văn hoặc các vì sao. Vậy Chiêm tinh học là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Chiêm tinh học là gì?
Chiêm tinh học là gì?

Chiêm tinh học là gì?

Chiêm tinh học trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là khoa học của các vì sao (Astrology). Đây là bộ môn nghệ thuật và khoa học nghiên cứu các thiên thể và chu kỳ chuyển động của chúng, xác định ảnh hưởng của chúng lên nhân cách, hành vi, trải nghiệm và các sự kiện trong cuộc đời con người. Chiết tự ra thì “chiêm” nghĩa là nhìn, cũng có nghĩa là nghiền ngẫm, còn “tinh” là các vì sao trên trời.

Chiêm tinh học có khả năng đoán được vận mệnh của cá nhân, dân tộc hay quốc gia. Thậm chí nó có thể đoán được các hiện tượng, sự kiên chủ quan như dịch bệnh, thiên tai, thời tiết. Tất cả đều dựa trên nguyên lý vận hành và biến đổi của các chòm sao.

Nguồn gốc chiêm tinh học

Ban đầu, các nhà chiêm tinh ở lưỡng quốc Babylon cổ đại đưa ra dự đoán dựa trên chuyển động của các hành tinh – đại diện cho 5 vị thần, kết hợp với thần Mặt Trăng Sin và thần Mặt Trời Shamash. Theo đó, vị thần sáng tạo Babylon Marbuk đại diện cho sao Mộc, nữ thần tình yêu Ishtar đại diện cho sao Kim, vị thần nông nghiệp và chữa bệnh Ninurta đại diện cho sao Thổ, vị thần trí tuệ đại diện cho sao Thủy và vị thần chết chóc Nergel đại diện cho sao Hỏa.

Nguồn gốc chiêm tinh học
Nguồn gốc chiêm tinh học

Khi những kiến thức về thiên văn học dần được mở rộng và thế giới ngày càng phát triển hơn, nghệ thuật chiêm tinh học cũng được mở mang. Ngày nay, việc lập biểu đồ các hành tinh đều được thực hiện rất tỉ mỉ và tính toán kỹ lưỡng bởi các nhà chiêm tinh học chuyên nghiệp, ví dụ như thí nghiệm của Carlson về việc ghép bản đồ sinh với các hồ sơ tâm lý được công bố trên tạp chí uy tín Nature. Ngoài ra, chiêm tinh học cũng được sử dụng để giải thích các sự kiện bí ẩn trong cuộc sống.

Bản đồ sao của mỗi cá nhân

Bản đồ sao là gì?

Bản đồ sao được hình thành ngay từ khi con người được sinh ra, tương tự như ADN hay vân tay. Bản đồ sao thể hiện vị trí các vì sao, các hành tinh vào thời khắc mà con người chào đời. Bên cạnh đó, bản đồ sao còn sở hữu một điểm đặc biệt. Điểm này được xác định nhờ vào địa điểm mà con người được sinh ra.

Có thể hiểu đơn giản, bản đồ sao thể hiện những dạng năng lượng mà chúng ta được vũ trụ ban tặng vào ngày mà chúng ta cất tiếng khóc chào đời. Những nguồn năng lượng này sẽ kết hợp với nhau, xác định tính cách, số phận và vận mệnh của cuộc đời mỗi người.

Bản đồ sao bao gồm các hành tinh xung quanh Trái Đất như: Mặt Trăng, Mặt Trời, sao Thủy, sao Hỏa…Trái Đất bị ảnh hưởng nhiều bởi hành tinh nào, thì hành tinh đó sẽ đóng vai trò quan trọng trong bản đồ sao của mỗi cá thể.

Cách tạo bản đồ sao cá nhân

Cách tạo bản đồ sao cá nhân
Cách tạo bản đồ sao cá nhân

Bản đồ sao được xem là công cụ vô cùng cần thiết và không thể thiếu của những người mới nhập môn chiêm tinh học. Sau khi đã ghi nhớ bảng niên đại chiêm tinh, người học có thể không cần đến bản đồ sao nữa.

Để có thể hiểu dễ dàng và quan sát mạch lạc hơn trong thời gian đầu tìm hiểu, bạn có thể truy cập vào website Astro.com để tạo bản đồ sao cho mình theo thông tin cá nhân.

Ý nghĩa của các hành tinh trong chiêm tinh học

  • Mặt Trời: Tượng trưng cho bản chất thật của con người
  • Mặt Trăng: Thể hiện tâm tư bên trong mà không phải ai cũng nhìn thấy được
  • Sao Kim: Là cách mà con người thể hiện trong tình cảm
  • Sao Mộc: Là cách mà chúng ta đối xử với mọi người xung quanh và những điều may mắn mà chúng ta sẽ nhận được khi sống tốt
  • Sao Thủy: Là cách mà chúng ta giao tiếp với mọi người và cách mà chúng ta sử dụng đồng tiền
  • Sao Hỏa: Là những hoài bão, khát vọng mà con người cố gắng thực hiện các hành động để đạt được chúng
  • Sao Thổ: Là những điểm yếu của bản thân
  • Cung mọc (AC): Thể hiện ngoại hình cũng như tính cách mà một con người thể hiện ra bên ngoài
  • MC: Cách thức mà con người thể hiện trong công việc, trong sự nghiệp của mình

Bên cạnh đó, trong vũ trụ còn một số chòm sao khác như Hải Vương, Thiên Vương hay Diêm Vương…, chúng thường có chu kỳ xoay trong một thế hệ 10 năm.

Bản đồ 12 chòm sao chiêm tinh

Cung Bạch Dương

Cung Bạch Dương
Cung Bạch Dương

Cung Bạch Dương – Aries (21/3 – 19/4) với biểu tượng con cừu, thuộc nguyên tố lửa. Là cung chiêm tinh đầu tiên trong 12 chòm sao Hoàng Đạo.

Đặc điểm chung

Vì là chiêm tinh đầu tiên với cương vị là con đầu đàn nên luôn dẫn dắt và chỉ ra định hướng. Vì vậy, người thuộc cung Bạch Dương sẽ có xu hướng lãnh đạo và không thích nghe theo người khác.

  • Điểm mạnh: Nhiệt tình, dũng cảm, kiên định
  • Điểm yếu: Nóng nảy, thiếu kiên nhẫn

Cung Kim Ngưu

Cung Kim Ngưu – Taurus (20/4 – 20/5) với biểu tượng con bò vàng, thuộc nguyên tố đất. Là cung chiêm tinh thứ 2 trong 12 chòm sao Hoàng Đạo.

Đặc điểm chung

Tính cách của Kim Ngưu luôn hòa đồng, thoải mái, thân thiện với mọi người xung quanh.

  • Điểm mạnh: Có trách nhiệm, đáng tin cậy
  • Điểm yếu: Bướng bỉnh, chiếm hữu

Cung Song Tử

Cung Song Tử
Cung Song Tử

Cung Song Tử – Gemini (21/5 – 20/6) với biểu tượng là 2 anh em Song Sinh, thuộc nguyên tố không khí. Là chòm sao thứ 3 trong 12 chòm sao Hoàng Đạo.

Đặc điểm chung

Những người thuộc Song Tử đều có tính cách tốt bụng, hòa đồng, luôn đoàn kết trong gia đình, hết mực tận tâm trong cuộc sống hằng ngày.

  • Điểm mạnh: Tình cảm, nhẹ nhàng
  • Điểm yếu: Không nhất quán, thiếu quyết đoán

Cung Cự Giải

Cung Cự Giải – Cancer (22/6 – 22/7) với biểu tượng là con cua. Là cung đầu tiên của nguyên tố nước và là cung thứ 4 trong Hoàng Đạo.

Đặc điểm chung

Cự Giải là người khéo léo, hài hước, tính cách của họ mềm mại, nhẹ nhàng như nước nhưng cũng có phần mạnh mẽ, cứng cáp như lớp vỏ cua.

  • Điểm mạnh: Kiên trì, giàu trí tưởng tượng
  • Điểm yếu: Buồn bã, không an toàn

Cung Sư Tử

Cung Sư Tử
Cung Sư Tử

Cung Sư Tử – Leo (23/7 – 22/8) với biểu tượng là con sư tử, thuộc nguyên tố lửa. Là cung thứ 5 trong 12 chòm sao Hoàng Đạo.

Đặc điểm chung

Sư Tử thường có đặc điểm tính cách nổi bật: một tâm hồn hướng ngoại, là người sở hữu một trái tim nồng hậu mang trong mình tốt chất lãnh đạo và khả năng thuyết phục người khác.

  • Điểm mạnh: Sáng tạo, ấm áp, vui vẻ
  • Điểm yếu: Kiêu ngạo, bướng bỉnh

Cung Xử Nữ

Cung Xử Nữ – Virgo (23/8 – 22/9) với biểu tượng một cô trinh nữ, thuộc nguyên tố đất. Là cung thứ 6 trong Hoàng Đạo.

Đặc điểm chung

Xử Nữ thực tế, chăm chỉ, tập trung trong công việc luôn biết chính xác nơi để tìm ra cốt lõi của mọi vấn đề.

  • Điểm mạnh: Tốt bụng, chăm chỉ
  • Điểm yếu: Hay lo lắng, quá chỉ trích bản thân và người khác

Cung Thiên Bình

Cung Thiên Bình
Cung Thiên Bình

Cung Thiên Bình – Libra (22/9 – 23/10) với biểu tượng là hình cái cân, thuộc yếu tố không khí và là cung chiêm tinh thứ 7 trong Hoàng Đạo.

Đặc điểm chung

Thiên Bình là cung hoàng đạo luôn hướng tới sự hòa thuận trong các mối quan hệ và có cái nhìn vô cùng độc đáo, mới mẻ về mọi việc.

  • Điểm mạnh: Hiền lành, công bằng
  • Điểm yếu: Lưỡng lự, nhút nhát, thù dai

Cung Bọ Cạp

Cung Bọ Cạp hay còn Thiên Yết – Scorpio (23/10 – 21/11) với biểu tượng con bọ cạp, thuộc nguyên tố nước. Là cung hoàng đạo đứng thứ 8 trong 12 chòm sao Hoàng Đạo.

Đặc điểm chung

Những người nằm trong cung chiêm tinh này giỏi quản lý và sáng tạo, có vẻ ngoài thu hút cùng với tính cách quyết đoán, mạnh mẽ.

  • Điểm mạnh: Dũng cảm, nhiệt huyết
  • Điểm yếu: Băn khoăn, ghen tuông, bạo lực

Cung Nhân Mã

Cung Nhân Mã
Cung Nhân Mã

Cung Nhân Mã – Sagittarius (22/11 – 21/12) với biểu tượng là hình một mũi tên, thuộc nguyên tố lửa. Là cung hoàng đạo đứng thứ 9 trong Hoàng Đạo.

Đặc điểm chung

Nhân Mã mang trong mình ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết, có tính cách hòa đồng, thân thiện, có khiếu hài hước.

  • Điểm mạnh: Hào phóng, khiếu hài hước
  • Điểm yếu: Thiếu kiên nhẫn

Cung Ma Kết

Cung Ma Kết – Capricorn (22/12 – 19/1), tiếng Latinh Capricorn, thuộc nguyên tố đất. Với biểu tượng là con dê biển và là cung thứ 10 trong Hoàng Đạo.

Đặc điểm chung

Ma Kết có những tính nổi bật như: có tham vọng, trách nhiệm, mang trong mình tính cần mẫn, trách nhiệm, trí thông minh.

  • Điểm mạnh: Có trách nhiệm, kỷ luật
  • Điểm yếu: Không khoan nhượng, trịch thượng

Cung Bảo Bình

Cung Bảo Bình
Cung Bảo Bình

Cung Bảo Bình – Aquarius (20/1 – 18/2) với biểu tượng là người mang nước, thuộc nguyên tố khí. Là cung thứ 11 trong Hoàng Đạo.

Đặc điểm chung

Người Bảo Bình mang trong mình sức hút bí ẩn khiến các cung hoàng đạo khác bị thu hút và tò mò. Bảo Bình cũng là một người thông minh, sáng tạo, ý chí kiên cường.

  • Điểm mạnh: Độc lập, giản dị
  • Điểm yếu: Tính khí thất thường

Cung Song Ngư

Cung Song Ngư – Pisces (19/2 – 20/3) với biểu tượng là con cá, thuộc nguyên tố nước. Đây là cung chiêm tinh cuối cùng trong 12 chòm sao Hoàng Đạo.

Đặc điểm chung

Song Ngư có đặc tính ôn nhu, nhẹ nhàng, mang trong mình khả năng sáng tạo tuyệt vời cùng với tâm hồn mộng mơ

  • Điểm mạnh: Nhân ái, nghệ thuật, nhẹ nhàng…
  • Điểm yếu: Sợ hãi, buồn bã…

Phân loại các cung hoàng đạo trong lá số chiêm tinh

Phân loại các cung hoàng đạo trong lá số chiêm tinh
Phân loại các cung hoàng đạo trong lá số chiêm tinh

Phân loại theo đặc tính

Khi giải lá số chiêm tinh, người ta thường chia thành 3 đặc tính cơ bản là:

  • Thống lĩnh

Thống lĩnh là đặc tính sẵn sàng đón nhận sự thay đổi, chú trọng hành động, cố gắng đổi thay và gán những cá tính của mình lên môi trường xung quanh, tiêu biểu cho nhóm này là Bạch Dương, Cự Giải, Thiên Bình và Ma Kết.

  • Kiên định

Kiên định là ngại thay đổi, kiên cường theo đuổi mục tiêu, không dễ bị xoay chuyển, cố gắng dùng ý chí của mình để uốn nắn môi trường xung quanh, tiêu biểu cho nhóm này là Kim Ngưu, Sư Tử, Thiên Yết và Bảo Bình.

  • Đổi thay

Thay đổi là cơ động và linh hoạt, thích khám phá tâm hồn, chú trọng vào các hoạt động trí tuệ, dễ thích ứng với môi trường xung quanh, tiêu biểu cho nhóm này là Nhân Mã, Song Tử, Xử Nữ, Song Ngư.

Ngoài ra khi giải đoán chiêm tinh về lá số, 12 cung hoàng đạo còn được chia theo tính nam và tính nữ. Cách chia này không mang ý nghĩa về phân biệt giới tính, tức là cung nam không đồng nghĩa hoàn toàn với tích cực mạnh mẽ và cung nữ không hoàn toàn hiểu là tiêu cực yếu đuối.

Thực chất cung nam gắn liền với sự hướng ngoại và hành động, còn cung nữ gắn liền với tính độc lập, hướng nội và mạnh mẽ về tinh thần.

  • Tính Nam gồm các cung: Bạch Dương, Song Tử, Sư Tử, Thiên Bình, Nhân Mã, Bảo Bình.
  • Tính Nữ gồm các cung: Kim Ngưu, Cự Giải, Xử Nữ, Bọ Cạp, Ma Kết, Song Ngư.

Phân loại theo nguyên tố

Phân loại các cung hoàng đạo theo nguyên tố
Phân loại các cung hoàng đạo theo nguyên tố

Giải lá số chiêm tinh không thể coi nhẹ vai trò của tứ đại nguyên tố là: Lửa, đất, khí, nước. Mỗi nguyên tố mang một đặc tính cơ bản của cung hoàng đạo.

  • Ba cung “Lửa” là Bạch Dương, Sư Tử và Nhân Mã. Các cung lửa thường năng động và rất nhiệt tình.
  • Ba cung “Đất” là Kim Ngưu, Xử Nữ và Ma Kết. Các cung đất thường ổn định, thực tế và ít thay đổi.
  • Ba cung “Khí” là Song Tử, Thiên Bình và Bảo Bình. Các cung khí thường thông minh và giỏi giao tiếp.
  • Ba cung “Nước” là Cự Giải, Bọ Cạp và Song Ngư. Các cung nước thường sống rất tình cảm và dựa vào trực giác.

Các bước cơ bản giải lá số chiêm tinh

  • Bước 1: Nhập thông tin ngày sinh
  • Bước 2: Biểu diễn lá số
  • Bước 3: Phân tích các cung
  • Bước 4: Các cung tương tác
  • Bước 5: Luận đoán và ứng kỳ

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về Chiêm tinh học là gì? Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.


Bài viết liên quan đến Chiêm tinh học là gì? Tìm hiểu về chiêm tinh học cơ bản

chiêm tinh học | chiêm tinh học là gì | chiêm tinh học lá số| chiêm tinh học cơ bản

Với thông tin phía trên Xemlicham hy vọng giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn chiêm tinh học | chiêm tinh học là gì | chiêm tinh học lá số| chiêm tinh học cơ bản

(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

*** Tham khảo thêm các bói bài tarot hôm nay ***

loading data