Ngày hoàng đạo là gì? Cách tính ngày hoàng đạo, hắc đạo trong tháng

Alida Minh Tuyền

Ngày hoàng đạo là gì? Tại sao cần xem ngày hoàng đạo trong những dịp trọng đại? Hãy cùng tìm hiểu về ngày hoàng đạo và cách tính ngày hoàng đạo, hắc đạo trong bài viết dưới đây nhé!

Ngày hoàng đạo là gì?

Thiên văn học cổ đại đã cho biết rằng quỹ đạo chuyển động của mặt trời sẽ gọi là Hoàng Đạo. Còn theo quan niệm phong thuỷ của người Việt, thì mặt trời còn được gọi là ông Trời, người cai quản mọi việc trên đời, từ hạnh phúc, đến đau buồn, khổ hạnh.

Trên dọc đường đi của ông Trời sẽ có các vị thần phụ giúp, những vị thần này sẽ là các vì sao trên trời. Trong 12 giờ thì các vị thần này sẽ thay phiên nhau trực 1 giờ. Trong số các vị thần này thì sẽ bao gồm những vị thần xấu và các vị thần tốt.

Ngày hoàng đạo là gì?
Ngày hoàng đạo là gì?

Những ngày và khung giờ của vị thần tốt cai quản thì sẽ được gọi là ngày hoàng đạo. Đây là những ngày tốt, đại cát, đại lợi có thể tiến hành thực hiện các công việc quan trọng. Mọi người tin rằng, công việc tiến hành trong ngày này sẽ diễn ra một cách suôn sẻ, hanh thông, né được những vận mệnh kém may mắn, tai ương và xui xẻo.

Ngày hắc đạo là gì?

Trái với ngày hoàng đạo thì những ngày giờ mà do các vị thần xấu cai quản, thì sẽ được gọi là ngày hắc đạo và sẽ không ai ngăn chặn được. Do vậy, mọi người thường sẽ tránh làm những việc quan trọng như là xây nhà, cưới hỏi, khai trương, mở công ty, … để tránh nhận những điều xui xẻo, không may mắn và thất bại.

Giờ hoàng đạo là gì? Giờ hắc đạo là gì?

Giờ hoàng đạo là những khung giờ tốt để thực hiện các công việc lớn và quan trọng như mua bán đất, xuất hành ngày mùng 1 Tết Âm lịch… Ngược lại, giờ hắc đạo là những khung giờ xấu, bạn không nên tiến hành làm những công việc quan trọng để tránh gặp những điều không may và xui xẻo.

Giờ hoàng đạo là gì? Giờ hắc đạo là gì?
Giờ hoàng đạo là gì? Giờ hắc đạo là gì?

Theo quan niệm dân gian, một ngày được chia thành 12 canh giờ, mỗi giờ tương ứng với 1 con giáp, lần lượt từ Tý đến Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, và Hợi. Mỗi con giáp tương ứng với 1 canh giờ (2 tiếng đồng hồ), bắt đầu từ canh Tý (11:00 đêm – 1:00 sáng).

Trong 12 canh giờ trên, có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo là giờ tốt, thích hợp làm những việc lớn như khởi công xây dựng, nhập trạch, cưới xin, xuất hành, … Ngược lại, giờ hắc đạo là giờ xấu, nên tránh làm bất cứ việc gì lớn để tránh đổ bể, thất bại.

Cách tính ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo trong tháng

Dựa vào bảng tính ngày hoàng đạo trong tháng

Mỗi tháng trong năm có 4 ngày hoàng đạo, tức là ngày tốt, và 4 ngày hắc đạo, tức là ngày xấu. Đó là những ngày nào còn tùy thuộc vào tháng và ngày (tính theo các con giáp) trong tháng đó, như trong hình dưới đây:

Bảng tính ngày hoàng đạo trong tháng
Bảng tra ngày hoàng đạo, hắc đạo theo tháng

Bước tiếp theo là tính giờ hoàng đạo trong ngày. Có một phương pháp tính giờ hoàng đạo khá đơn giản, được trích từ “Chọn ngày kén giờ” của Phan Kế Bính, như trong bảng dưới đây. Theo đó, giờ nào có chữ bắt đầu từ âm “Đ” thì đó là giờ hoàng đạo (giờ tốt).

bảng tính ngày hoàng đạo trong tháng
Bảng tra giờ hoàng đạo theo ngày trong tháng

Ví dụ:

  • Nếu là ngày Dần hoặc Thân, thì các giờ hoàng đạo lần lượt là: Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi, và Tuất, trong khi những giờ còn lại là giờ hắc đạo.
  • Nếu là ngày Tỵ hoặc Hợi, thì các giờ hoàng đạo lần lượt là Sửu, Ngọ, Thìn, Tuất và Hợi.

Dùng cách bấm tay để tính ngày hoàng đạo hôm nay

Bên cạnh phương pháp tra bảng tính nói trên, dân gian ta còn có cách khác là tính theo đốt tay (theo âm lịch). Phương pháp này dựa theo thuyết tử vi Lục Diệu (lục là 6, diệu là ám chỉ các tinh quang, tinh tú trên trời). Để thực hiện cách tính này, hãy làm theo hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Sử dụng 2 ngón tay, ngón trỏ và ngón giữa. Mỗi món tay có 3 đốt, nên 2 ngón tay là 6 đối, tương ứng với 6 sao trong thuyết tử vi Lục Diệu.
  • Bước 2: Tính theo quỹ đạo cùng chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ đốt thứ nhất của ngón trỏ đến hết đốt thứ 3 của ngón giữa. 6 đốt tương ứng với 6 sao, lần lượt là Đại An, Lưu Liên, Tốc Hỷ, Xích Khẩu, Tiểu Cát, và Không Vong.

Ví dụ: ngày 1/1/2024 bắt đầu từ cung Đại An, tiếp đó là ngày 2/1 là cung Lưu Liên, và cứ thế tiếp diễn. Sau khi đếm hết 6 đốt thì quay lại đốt thứ nhất, tương ứng với cung Đại An. Bạn chỉ cần áp dụng phương pháp này để đếm hết ngày trong tháng.

Những ngày rơi vào cung Đại An, Tốc Hỷ và Tiểu Cát thì là ngày hoàng đạo trong tháng.

Tại sao nên chọn ngày hoàng đạo?

Tại sao nên chọn ngày hoàng đạo?
Tại sao nên chọn ngày hoàng đạo?

Bất cứ ai cũng mong muốn và hy vọng bản thân luôn gặp những điều may mắn và tốt đẹp. Bên cạnh đó, cuộc đời mỗi người cũng không thể tránh khỏi những biến cố và khó khăn bất ngờ ập đến. Tuy nhiên, nếu có thể chọn được những ngày tốt mà tiến hành những công việc trọng đại, biết được ngày xấu để đề phòng và kiêng kị hiểm họa thì mọi chuyện sẽ trở nên suôn sẻ hơn.

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” là 3 yếu tố cốt lõi mà ngày hoàng đạo giúp mọi việc trở nên hanh thông. Bên cạnh năng lực cá nhân hay sự chuẩn bị chu đáo, phong thủy và chút may mắn cũng rất cần thiết cho sự thành công trong sự nghiệp hay cuộc sống.

Lưu ý: Nếu bạn muốn xem ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo chính xác hơn thì bạn cũng nên kết hợp dựa vào tuổi của mình để xem ngày tốt, ngày xấu trước khi làm việc gì đó quan trọng nhé. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm lịch vạn niên để xem ngày, giờ hoàng đạo và ngày, giờ hắc đạo dễ dàng hơn.

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về Ngày hoàng đạo là gì? Cách tính ngày hoàng đạo, hắc đạo trong tháng. Mọi thông tin chỉ giúp bạn tham khảo.


Wiki Chia Sẻ - Hỏi đáp hy vọng với thông tin phía trên giúp bạn có nhiều thêm thông tin hơn về câu hỏi đáp thắc mắc Ngày hoàng đạo là gì? Cách tính ngày hoàng đạo, hắc đạo trong tháng

(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

*** Tham khảo thêm các bói bài tarot hôm nay ***


loading data